15 .Sâu hại tiêu giống
15.5. Rệp muội (Toxoptera aurantii)
Rệp muội ăn chồi non và lá non. Rệp muội làm cho lá bị cong, vàng và khiến cho chồi cũng như lá non bị biến dạng, thậm chí cịn làm chết các phần non của cây. Rệp muội cũng được coi là vector truyền nhiều bệnh virut trên tiêu.
15.5.1. Phịng trừ rệp muội
Có thể phun bất kỳ loại thuốc trừ sâu tiếp xúc hoặc nội hấp nào ở trên để phòng trừ rệp muội. Nhìn chung, nếu tình hình nghiêm trọng thì có thể phun Dimethoate (0,05%) hoặc Chlorophyriphos (0,075%).
15.6. Rệp vảy (Lepidosaphes piperis, Aspidiotus
destructor hoặc Pinnaspis strachini)
Rệp vảy có mặt trên tiêu ở vùng cao và vườn ươm quản lý kém, tại đây cây cối thường để mọc tràn lan. Theo báo cáo có một số rệp vảy trên tiêu, trong đó có rệp sáp vảy
(Lepidosaphes piperis) và rệp sáp (Pinnaspis strachini), gây thiệt hại nghiêm trọng. Các loại cơn trùng ít di chuyển ăn lá và thân, do vậy có thể nhận thấy lá bị vàng và các gân ảnh hưởng bị héo, khiến cây non bị khô kiệt.
15.6.1. Phòng trừ rệp vảy
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là khi lấy giống nên tránh cây mẹ bị rệp vảy gây hại. Nếu thấy có rệp vảy, nên phòng trừ ngay từ giai đoạn đầu, và nên phun Dimethoate (0.01%) cách nhau 2-3 tuần nếu rệp vảy gây hại nghiêm trọng.
15.7. Tuyến trùng (Radopholus similis hoặc
Meloidogyne spp.)
Tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne spp.) và tuyến trùng đục
thân, củ (Radopholus similis) là hai loài tuyến trùng quan trọng gây hại hom tiêu đã ra rễ trong vườn ươm. Tuyến trùng R.similis gây ra các vết thương trên rễ chính, gây hoại tử.
Trong khi đó, tuyến trùng Meloidogyne spp. lại gây ra các nốt
sưng hoặc nốt u trên rễ trên hệ thống rễ sợi. Tuyến trùng gây hại làm cho cây sinh trưởng kém, vàng lá và giữa các gân lá bị
35
vàng do quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng của bộ rễ bị chặn lại. Cây giống khi ra rễ bị nhiễm tuyến trùng sẽ kém phát triển và dần dần thể hiện triệu chứng chết chậm.
Hình 31. Tuyến trùng gây hại tiêu (trái), nốt u trên rễ do tuyến trùng, và tuyến trùng R.simillis (hình ảnh dưới kính hiển vi)
15.7.1. Phịng trừ tuyến trùng
Tuyến trùng lây qua vật liệu làm giống hoặc qua đất. Do vậy, khử trùng giá thể bằng nhiệt (phơi nắng hoặc hơi nước nóng) có thể là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu mức độ nhiễm tuyến trùng. Khi cắt hom tiêu, đặc biệt là dây lươn bò trên đất, cần chú ý không cắt hom từ vườn bị nhiễm tuyến trùng. Hỗn hợp giá thể ươm giống được khử trùng có thể trộn thêm tác
nhân sinh học Pochnia chlamydosporia hoặc Tricoderma
hainum, tỉ lệ 1-2g/kg đất. Cũng nên áp dụng biện pháp hóa học
để phịng ngừa tuyến trùng.
Nên áp dụng biện pháp hóa học bằng cách bón mỗi bịch 10g Phorate hoặc 3g, xuống độ sâu 2-3cm. Cũng nên trộn mỗi bịch với 50ml Carbosulfan để trừ tuyến trùng. Cần phải tưới nước cho cây sau khi phun thuốc trừ tuyến trùng.
Tại các vườn nhân giống nhanh hoặc vườn cây mẹ, nơi giữ lại nguồn vật liệu làm giống trong thời gian dài, có thể sử dụng thuốc tuyến trùng 45 ngày một lần như trên để phòng ngừa tuyến trùng.
36
16. Sử dụng tác nhân sinh học để giảm thiểu bệnh trên vườn ươm
Tiến bộ gần đây về thực hành phòng trừ sinh học thân thiện với môi trường đã tạo cơ hội ứng dụng một số vi sinh vật tự nhiên để chống lại tác nhân gây bệnh trên cây trồng. Có thể
dùng nấm Tricoderma spp., một loại nấm tự nhiên trong đất,
để khống chế nhiều nấm gây bệnh như Phytopthora capcii,
Phythium spp và Fusarium spp (Kodithuwakku và tác giả
khác, 2014) gây hại trên tiêu. Trộn chủng Trichoderma đã
được nuôi cấy hàng loạt trên môi trường là phụ phẩm từ sản xuất và chế biến chè hoặc giá thể phù hợp khác với giá thể đã
phơi nắng theo tỉ lệ trung bình 10 g nấm Tricoderma/1kg giá
thể. Sau khi trộn kỹ, ủ trong một tuần rồi mới trồng hom tiêu.
17. Vận chuyển tiêu giống
Vận chuyển giống cần phải hết sức cẩn thận vì có thể làm giảm sức sống của vật liệu làm giống do stress của môi trường hoặc tổn thương cơ học. Ngồi ra, dịch hại có thể lây lan qua con đường vận chuyển. Trước khi vận chuyển, phải làm cho cây giống thích nghi dần với với mơi trường bình thường bên ngồi ít nhất 1 tuần. Phải đảm bảo hồn thành cơng tác làm đất, tạo bóng/trụ tiêu xong trước khi vận chuyển cây giống. Nếu vận chuyển đường xa, cần chú ý bảo vệ cây giống khỏi nắng gắt và gió to hoặc mưa. Nên vận chuyển bằng xe có mái, xe tải dài hoặc xe tải nhỏ. Nên vận chuyển dây tiêu dùng để lấy hom giống ngay sau khi cắt và xếp nhẹ nhàng vào túi PE ẩm. Nên cắt hom tại vườn ươm. Những hom đã có rễ có thể được vận chuyển ngắn sau khi đã che phủ bằng tấm PE. Xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp trước khi vận chuyển, tùy vào loại dịch hại phổ biến của nơi xuất xứ.