BĐKH và du lịch sinh thái ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái (Trang 29 - 33)

VI. Biến Đổi Khí Hậu Và Du Lịch Sinh Thái: 1 BĐKH Và Du Lịch Sinh Thái Trên Thế Giới:

2.BĐKH và du lịch sinh thái ở Việt Nam:

Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò hết sức to lớn trong đời sống con người và các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, hiện nay, RNM đang bị đe dọa trước biến đổi khí hậu và sự tàn phá của bàn tay con người. Hơn lúc nào hết, hệ thống RNM cần được tăng cường, bảo vệ, phục hồi và phát triển.

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm phải hứng chịu những cơn bão và triều cường. Trước đây, nhờ có các dãy RNM tự nhiên và những dãy rừng được trồng ở các vùng cửa sông,ven biển nên đê điều ít khi bị vỡ. Nhưng gần đây, do việc phá rừng ngày càng tăng, nạn lở đất, lũ lụt xảy ra nhiều nên hệ sinh thái RNM ngày càng bị thay đổi về mọi mặt.

Tác động của biến đối khí hậu đối với hệ sinh thái RNM. Trong 50 năm trở lại đây, các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phải gánh chịu tác động nặng nề của sự biến đổi khí hậu. Cường độ, tần suất hoạt động của các trận bão, lũ lụt, hạn hán... ngày càng mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người, tới các nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái ven bờ, trong đó có hệ sinh phái RNM. Biến đổi khí hậu, đặc biệt là biến đổi về nhiệt độ, nồng độ CO2, trầm tích, cường độ bão và mực nước biển đe dọa khả năng sống sót của RNM. Trong đó, mực nước biển đang được coi là nguy cơ lớn nhất. Theo tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, với dự báo mực nước biển dâng 45cm vào năm 2070, có thể khoảng 230.000ha RNM ở Việt Nam sẽ hoàn toàn bị biến mất. Nước biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loài cây ngập mặn tiên phong như: mắm, bần chua... Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới dự báo Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển (Bangladesh và Việt Nam) bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do nước biển dâng. Kết quả nghiên cứu bước đầu về sự biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái RNM cho thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nhạy cảm này, đó là: nhiệt độ không khí, lượng mưa, gió mùa đông bắc, bão, triều

cường, hoạt động của con người. Ngoài ra, cũng có sự liên quan gián tiếp giữa biến đổi khí hậu và hệ sinh thái RNM thông qua sự thay đổi về mực nước biển. Một số yếu tố có thể tác động ngay, một số yếu tố khác tác động trong tương lai như: gió mùa đông bắc, sự tăng cường của dòng chảy sông, mưa lớn ở địa phương, sự tích tụ phù sa, các tác động của con người.

Ở các vùng núi, do rừng nguyên sinh bị suy thoái nghiêm trọng nên thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất khi có mưa lớn. Việc con người phá RNM để trồng lúa, nuôi tôm đã ngăn cản sự vận động của thủy triều, làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn, dẫn đến làm mất nơi sinh sống của hải sản và động vật vùng triều, làm thay đổi dòng chảy, giảm sự phân tán nước ở các bãi triều và vùng ven biển...Du lịch cần góp sức bảo vệ RNM.

Trong hoạt động du lịch, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá. Tại Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành Du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. RNM thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung. Hiện nay, hệ sinh thái RNM đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm và ô nhiễm do biến đổi khí hậu và sự khai thác không hợp lý của con người. Là ngành được hưởng lợi từ hệ thống RNM, rõ ràng ngành Du lịch cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ trước thực trạng này. Bởi khi sự đa dạng sinh học dần mất đi, vẻ đẹp nguyên sơ và môi trường xanh - sạch của RNM bị hủy hoại, chắc chắn du khách sẽ không còn hứng thú với RNM, Du lịch Việt Nam sẽ giảm sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. Hơn nữa, khi diện tích RNM suy giảm, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề hơn, thiên tai đến nhiều hơn, từ đó gây nguy hiểm và trở ngại lớn đối với các hoạt động du lịch...

Đó là những lý do để ngành Du lịch cần "chung tay góp sức, cùng với các ban, ngành liên quan và cộng đồng nhân dân nỗ lực phục hồi và phát triển RNM. Trước mắt, cần xác định và bảo vệ những khu RNM quan trọng, giữ vị trí chiến lược trong đối phó với sự biến đổi khí hậu; tăng cường kiểm sát gắt gao những tác động của con người đến hệ sinh thái RNM và nhân giống các loài, các hệ sinh thái RNM tiêu biểu. Đặc biệt, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBCNV toàn Ngành, du khách và cộng đồng địa phương về vai trò, ý nghĩa và những biện pháp được bảo vệ, phục hồi và phát triến RNM. Trong quá trình xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch, cần thận trọng, khai thác đúng mức, đúng hướng để giữ cho RNM vẻ đẹp nguyên sơ cũng như môi trường trong lành…

Hiện nay, ngành du lịch chiếm 6% các phát thải cácbon toàn cầu. Số lượng khách du lịch sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2020. Giao thông hàng không chiếm khoảng 40% phát thải công nghiệp, tiếp theo là du lịch bằng ô tô chiếm 32% và các tiện nghi khác là 21%.

Tháng 10/2007, uỷ ban Nghị viện châu Âu đã kêu gọi các quy định về thương mại phát thải cácbon đang còn gây tranh cãi áp dụng cho mọi chuyến bay đến và ra khỏi châu Âu bắt đầu từ 2010, sớm hơn so với thời gian dự kiến. Andreas Fischlin ở Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết, vào năm 2020 cần phải cắt giảm 25-40% các phát thải khí nhà kính. Du lịch cũng phải góp phần vào cắt giảm khí nhà kính, bởi ngành công nghiệp này cũng gây ra các vấn đề và phải có trách nhiệm về phần đóng góp của mình. Các biện pháp cắt giảm được đưa ra gồm tăng hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo tồn các khu tự nhiên là lá phổi của Trái đất, các biện pháp về công nghệ và kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm, giáo dục về biến đổi khí hậu. Các báo cáo của IPCC đưa ra hồi đầu năm đã nhấn mạnh đến bão nhiệt đới, dông, và những thay đổi về nhiệt độ, thay đổi về lượng mưa và tuyết đã gây nhiều thiệt hại trong một số trường hợp.

Tổ chức Du lịch Thế giới của LHQ đã dự báo biến đổi khí hậu có thể tạo ra những thay đổi rất lớn về thói quen du lịch trên toàn thế giới. Ví dụ, quốc đảo Davos, điểm đến cho du lịch trong các kỳ nghỉ và tránh đông đã bày tỏ sự lo ngại về những thay đổi trong mô hình thời tiết, mực nước biển dâng cao, lớp băng tuyết mỏng đi, trong một số trường hợp những vấn đề này gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế. Yếu tố thu hút khách du lịch của một địa điểm chính là cảnh quan đẹp. Một số điểm đến du lịch dễ bị tổn thương là các đảo vùng nhiệt đới, như Manđivơ và Seychelles, đã có những nỗ lực lớn nhằm cắt giảm phát thải và lên tiếng về mối lo ngại về những hạn chế và mức thuế cao áp dụng cho du lịch bằng máy bay trong thời gian dài. Các chính sách mới về du lịch phải kết hợp các yêu cầu về môi trường, biến đổi khí hậu và các yêu cầu về kinh tế - xã hội.

C. Lời Kết:

Tóm lại, biến đổi khí hậu đang là vấn đề thời sự hiện nay, không chỉ trên thế giới mà cả Việt Nam. Chúng ta cần quan tâm để có những chính sách, chủ trương đặc biệt với các nhà quản lý để thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu trong đời sống cũng như phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, không nên nói tất cả các vấn đề xảy ra của biến đổi khí hậu là có hại mà chúng ta biết khai thác. Khi vấn đề biến đổi khí hậu đã xảy ra, chúng ta không thể chống lại được, phải tìm cách thích ứng nó như thế nào. Cần tìm những mặt tích cực trong những mặt tiêu cực đó để phát triển.

Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lên tất cả môi trường, lĩnh vực. Du lịch cũng không là ngoại lệ. Nó có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy chúng ta cần phải phối hợp để có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu và tác động của chúng lên du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung.

Tài liệu tham khảo 1. http://www.ace.mmu.ac.uk/eae/Climate_Change/Younger/Causes.html 2. http://www.earth-policy.org/Indicators/indicator8.htm 3. www.ctu.edu.vn/institutes/dragon/ 4. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham- hoa/23961_Bien_doi_khi_hau_nhanh_chong_buoc_cac_nha_khoa_hoc_ph ai_danh_gia_cac_chien_luoc_bao_ton.aspx 5. http://www.thiennhien.net/news/135/ARTICLE/4247/2008-01-14.html 6. www.diachatvn.com/forums/index.php?showtopic=3215

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái (Trang 29 - 33)