TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

2.1. Về mặt lý luận

Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề nhu cầu nghề nghiệp của thanh niên nông thôn bằng cách nghiên cứu những cơng trình của các tác giả đi trước trong nước và ngoài nước về vấn đề nhu cầu nghề nghiệp của thanh niên nông thôn. Trên cơ sở đó rút ra các khái niệm công cụ của luận văn cũng như một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu, nghề nghiệp, nhu cầu nghề nghiệp của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thuỵ nói riêng và thanh niên nơng thôn nói chung. Đồng thời chỉ ra những mức độ biểu hiện của nhu cầu nghề nghiệp của thanh niên nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn, chỉ rõ thực trạng nhu cầu nghề nghiệp của thanh niên nông thôn. Họ có nhu cầu cao đối với những nghề nào? Nhu cầu nghề nghiệp của họ được thể hiện ở các mặt như nhận thức, hành động đối với hoạt động nghề nghiệp ra sao?

2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm 300 TNNT của huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng với một số đặc điểm về tình hình nghề nghiệp, giới tính, tuổi và tình hình ruộng đất của gia đình .

Tình hình

nghề nghiệp Giới tính Tuổi

Tình hình ruộng đất của gia đình

Đã, đang có

nghề

Chưa

có nghề Nam Nữ 16-25 26-30

Bị thu hồi đất Không bị thu hồi đất 142 158 152 148 162 138 138 162

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 06 cán bộ lãnh đạo, quản lý bao gồm: 01 Bí thư huyện đoàn, 03 Bí thư xã Đoàn, 01 Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện, 01 Phó trưởng phòng Lao động-Thương binh-Xã hội.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu về chủ trương , đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước đối v ới vấn đề đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, các khu vực bị thu hồi đất trong quá trình CNH -HĐH nông nghiệp, nông thôn . Nghiên cứu các tài liệu tâm lý học về nhu cầu , về tâm lý người nông dân , thanh niên , các đặc điểm tâm lý liên quan đến việc chọn nghề, học nghề.

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia đã và đang nghiên cứu về vấn đề liên quan đến vấn đề nghề của thanh niên nơng thơn. Ngồi ra cịn tham khảo ý kiến của những người sống, gắn bó với thanh niên nơng thơn, đưa ra những chương trình, kế hoạch liên quan đến việc dạy nghề, định hướng nghề… cho thanh niên nông thôn. Trên cơ sở đó giúp chúng tôi định hướng chính xác khung lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể đề tài.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để thu thập số liệu, chỉ ra thực trạng NCHN của TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng .

Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng 01 loại bảng hỏi để tiến hành điều tra nhóm khách thể đó là TNNT . Cấu trúc bảng hỏi dành cho TNNT được chúng tôi xây dựng như sau:

- Nhận thức của TNNT về việc học nghề bao gồm câu 10, câu 11. - Đối tượng nhằm thỏa mãn NCHN của TNNT huyện Kiến Thụy thành

phố Hải Phòng là câu 2,4,5,6,7,8,9.

- Hành động nhằm thỏa mãn NCHN của TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng là câu 12.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến NCHN của TNNT :câu 14

- Một số thông tin về khách thể nghiên cứu như giới tính, tuổi tác, kinh tế gia đình, gia đình mất ruộng : câu 16

2.3.4. Phương pháp quan sát

Quan sát một số biểu hiện tâm lý của thanh niên nông thôn khi nói đến vấn đề nghề và khi họ tham gia hoạt động nghề.

2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này nhằm chỉ rõ và làm phong phú nội dung thu được từ điều tra chính thức , điều mà bảng hỏi chưa khai thác được . Nội dung của phỏng vấn sâu được xây dựng theo những nội dung cần đi sâu khai thác . Phỏng vấn sâu TN về các nội dun g sau:

- Thông tin về hoàn cảnh gia đình

- Diễn biến nhận thức của cá nhân về nghề muốn học - Thông tin về những khó khăn ảnh hưởng đến NCHN - Thông tin về những thuận lợi ảnh hưởng đến NCHN

- Thông tin về những điều kiện ở địa phương liên quan đến NCHN - Những dự định của cá nhân về nghề nghiệp và kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan đến vấn đề đào tạo , định hướng nghề cho TNNT .

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với :

- 16 TNNT ( 06 TN là nữ trong đó 02 người chưa có nghề cũng chưa qua

đào tạo, tuổi từ 16-25; 02 người đã học nghề nhưng chưa xin được việc , 02 người đã có nghề nhưng chưa qua đào tạo , tuổi từ 26-30; 06 nam TN trong đó 02 người chưa có nghề cũng chưa qua đào tạo, tuổi từ 16-25; 02 người đã học nghề nhưng chưa xin được việc , 02 người đã có nghề nhưng chưa qua

đào tạo, tuổi từ 26-30; 01 TN gia đình mất ruộng , 01 TN gia đình không mất ruộng;01 TN gia đình khá g iả, 01 TN gia đình kinh tế nghèo , 01 TN kinh tế gia đình ở mức nghèo) đại diện cho TNNT nhằm khai thác về NCHN , những

thuận lợi và khó khăn để thỏa mãn NCHN ; kế hoạch nghề nghiệp ; kiến nghị của họ đối vớ i Đảng , Nhà nước , chính quyền địa phương về vấn đề định hướng, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho TNNT phù hợp với bản thân và điều kiện cụ thể của địa phương , đất nước.

- 01 Bí thư Huyện đoàn , 03 Bí thư xã Đoàn - Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện

- Phó phòng Lao động - Thương binh- Xã hội huyện .

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích chân dung tâm lý để minh họa cho khảo sát trên diện rộng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn từng cá nhân và đánh giá mức độ cũng như biểu hiện NCHN của khách thể . Kết quả nghiên cứu nhằm nắm bắt sâu hơn thực trạng NCHN của TNNT, minh họa cho các nghiên cứu định lượng NCHN, các yếu tố ảnh hưởng đến NCHN của khách thể nghiên cứu .

Để minh họa bức tranh chung về TNNT với NCHN , chúng tôi tiến hành xây dựng 4 chân dung tâm lý điển hình , 01 TN đại diện cho TNNT thuận lợi trong cuộc sống , 01 TN đại diện cho những TNNT gặp nhi ều khó khăn trong cuộc sống , chưa có nghề ; 02 TN có nghề muốn học nghề để nâng cao trình độ hoặc chuyển nghề .

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu theo chương trình SPSS 16.0. Các thơng số thống kê được sử dụng là tần suất , điểm trung bình cộng và hệ số tương quan .

Chúng tôi sử dụng thang đo 3 mức độ được quy ước điểm như sau:

 Rất đồng tình có thang điểm là 3 Đồng tình có thang điểm là 2

Khơng đồng tình có thang điểm là 1

 Thường xuyên có thang điểm là 3 Thỉnh thoảng có thang điểm là 2 Không bao giờ có thang điểm là 1

Xác định mức độ NCHN của TNNT như sau : Điểm từ 1- 1,67 là điểm số mức thấp nhất

Điểm từ 1,68- 2,34 là điểm số mức độ trung bình Điểm số 2,35- 3 là điểm số ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)