THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI “OLYMPIA”

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 45 - 50)

1.2.1 .Về giáo viên

2.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI “OLYMPIA”

“OLYMPIA”

2.2.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực bằng phương pháp trò chơi

“Olympia” tại trường chúng tôi đang công tác.

2.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Với mụcđích TNSP như trên, chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP như sau:

- Chọn đối tượng để tổ chức TNSP.

- Xác định nội dung và phương pháp TNSP. - Chuẩn bị TNSP

- Tiến hành TNSP

- Xử lí kết quả TNSP, rút ra kết luận.

a.Chọn đối tượng thực nghiệm

Đối tượng TNSP được lựa chọn là học sinh khối 11, cụ thể các lớp: 11A1, 11A4 tại trường THPT tôi đang công tác.

b. Chọn nội dung và phương pháp thực nghiệm

- Nội dung thực nghiệm:

+ Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi, phổ biến trong quá trình thực nghiệm thì việc chọn nội dung thực nghiệm dựa trên: cấu trúc, mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của khung chương trình mơn Tin học 11.

+ Bài học lựa chọn: Bài 11- Kiểu mảng với chủ đề - Kiểu mảng một chiều

thuộc chương 4- Kiểu dữ liệu có cấu trúc trong sách giáo khoa Tin học 11 - Phương pháp thực nghiệm:

+ Khảo sát mức độ hứng thú của phương pháp truyền thống và phương pháp “Olympia”thông qua phiếu khảo sát

+ Tổ chức học sinh theo phương pháp thông thường và phương pháp trò chơi “Olympia”

c. Chuẩn bị thực nghiệm:

- Xây dựng kế hoạch bài học - Chuẩn bị phương tiện dạy học - Bộ công cụ đánh giá…

- Lập kế hoạch thực nghiệm

d. Tiến hành thực nghiệm :

Bài 11: Chủ đề: Kiểu mảng một chiều.

- GV tổ chức thực nghiệm ở lớp 11A4 tại trường THPT bằng phương pháp trò chơi “Olympia”.

- GV tổ chức đối chứng ở lớp 11A1 tại trường THPT theo phương pháp truyền thống.

e. Xử lý kết quả thực nghiệmvà kết luận

Khảo sát về thái độ học sinh:Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi tiến

hành khảo mức độ yêu thích, hứng thú của 2 phương pháp thực nghiệm trên 2 lớp 11A1(45 HS), 11A4(44 HS)như sau:

Câu hỏi khảo sát: Với phương pháp học về phần luyện tập bài 11 - kiểu

mảng một chiều, em cảm nhận thế nào? (Nội dung được thực hiện khảo sát qua google form) theo các câu hỏi sau:

Kết quả khảo sát thái độ học sinh sau thực nghiệm:Sau khi tiến hành khảo

sát trên 2 lớp 11A1, 11A4 theo hai phương pháp thực nghiệm khác nhau, kết quả thu được là:

Sự hứng thú Rất hứng thú Hứng thú Hứng thú vừa Không hứng thú

11A1 0 19 13 12

11A4 19 20 5 0

Niềm vui Rất vui Vui Vui vừa Không vui

11A1 2 13 17 12

11A4 23 17 5 0

Sự yêu thích Rất thích Thích Thích vừa Khơng thích

11A1 0 13 17 14

11A4 20 19 5 0

BIỂU ĐỒ SO SÁNH THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH LỚP 11A1 VÀ 11A4

Phương pháp truyền thống Phương pháp trò chơi “Olympia” So sánh mức độ giữa lớp 11A4 và lớp 11A1

Qua biểu đồ so ánh ta nhận thấy, thái độ của học sinh trên 2 lớp 11A1 và 11A4 có sự khác nhau. Lớp 11A1 dạy thực nghiệm bằng phương pháp truyền thống, kết quả nghiêng về mức độ vừa và không, xem qua sơ đồ ta thấy phần rất hứng thú và rất thích lại khơng có em nào. Cịn lớp 11A4 dạy thực nghiệm bằng phương pháp trò chơi “Olympia”, kết quả nghiêng về mức độ rất và thực sự

hứng thú, vui, thích; cịn phần mức độ khơng hứng thú, khơng vui, khơng thích lại khơng có em nào. Như vậy, ta thấy phương pháp trò chơi “Olympia” đã thực sự thu hút học sinh, tạo cho học sinh nguồn cảm hứng cao.

Khảo sát kết quả thực tiễn:Sau khi thực nghiệm trên hai lớp, chúng tôi tiếp

tục khảo sát thực tiễn bằng cách làm bài kiểm tra đánh giá giữa kỳ 2 và so sánh kết quả với kết quả điểm trung bình học kỳ 1, cụ thể như sau:

KẾT QUẢ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ 2 CỦALỚP 11A1 VÀ 11A4

LỚP 11A1(SĨ SỐ: 45) LỚP 11A4(SĨ SỐ: 44 HS)

Điểm từ 3 đến < 5 0 0

Điểm từ 5 đến <7 2 0

Điểm từ 7 đến <8 13 5

Điểm từ 8 đến 10 29 39

Kết quả điểm giữa kỳ 2 của 2 lớp 11A1, 11A4 được biểu diễn biểu đồ như sau:

Hình 15: Ảnh biểu đồ so sánh kết quả đánh giá giữa kỳ 2sau thực nghiệm

Qua biểu đồ ta thấy, kết quả điểm đánh giá giữa kỳ 2 của lớp 11A4 – tổ chức thực nghiệm bằng phương pháp trò chơi “Olympia” cao hơn lớp 11A1 – tổ

chức thực nghiệm bằng phương pháp truyền thống. Chẳng hạn: điểm từ 8 đến 10 của lớp 11A4 là 39 HS mà 11A1 là 29 HS. Trong khi đó, năng lực lớp 11A1 tốt hơn lớp 11A4. Điều này một lần nữa khẳng định phương pháp trò chơi “Olympia”

Kết quả điểm đánh giá giữa kỳ 2 với điểm sơ kết kỳ 1 của 2 lớp 11A1, 11A4:

Lớp 11A1-Phương pháp truyền thống Lớp 11A4–Phương pháp“Olympia”

Kết quả điểm trung bình mơn Tin học kỳ 1

Kết quả điểm đánh giá giữa kỳ 2 sau thực nghiệm

Hình 16. Ảnh kết quả khảo sát 2 lớp trên vnedu.vn

Qua kết quả khảo sátcủa 2 lớp 11A1, 11A4 về điểm đánh giá giữa kỳ 2 và điểm sơ kết học kỳ 1 trên vnedu.vn, chúng ta thấy:

- Lớp 11A1 kết quả của học kỳ 1 rất cao nhưng kết quả kiểm tra đánh giá giữa kỳ 2 lại thấp hơn và cũng thấp hơn lớp 11A4.

- Ngược lại, lớp 11A4 kết quả học kỳ 1 thấp, nhưng kết quả kiểm tra đánh giá giữa kỳ 2 lại cao hơn và cao hơn cả 11A1. Như vậy, khẳng định trên cho ta thấy phương pháp thực nghiệm đã thực sự mang lại hiệu quả.

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi TNSP

a. Thuận lợi:

Bản thân được phân công dạy các lớp 11A1, 11A4, đa số học sinh thích học và nhiệt tình, có máy tính xách tay nên dễ dàng hơn trong công việc triễn khai thực nghiệm.

b. Khó khăn:

- Việc vận dụng ngơn ngữ lập trình C++ chưa đại trà trong tồn trường nên khó khăn cho việc lựa chọn lớp triễn khai thực nghiệm sư phạm.

- Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học của GV chưa thường xuyên nên khi giao việc, các em chưa quen và cịn bỡ ngỡ.

- Chương trình Tin học 11 chủ yếu được mơ phỏng theo ngơn ngữ lập trình Pascal gây khó khăn trong việc triển khai mơ phỏng theo ngơn ngữ lập tình C++.

Một phần của tài liệu MỤC lục (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)