0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

2002 2004 2006 2007 Khu vực kinh tế Nhà nước 59,1 57,3 48,1 45,7 39,

Một phần của tài liệu DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ, GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 29 -36 )

II/ Phân tích và đánh giá vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển

2000 2002 2004 2006 2007 Khu vực kinh tế Nhà nước 59,1 57,3 48,1 45,7 39,

Khu vực kinh tế Nhà nước 59,1 57,3 48,1 45,7 39,9 Khu vực kinh tế tư nhân 22,9 25,3 37,7 38,1 35,3 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư

NN 18 17,4 14,2 16,2 24,8

Nguồn: Tổng cục thống kê

Do nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển của các khu vực kinh tế rất khác nhau qua các năm đã dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm qua có sự khuyến khích đầu tư nhờ có Luật đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp, bãi bỏ nhiều rào cản để cải tạo đà thu hút vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng nhà ở,... nên đã tăng nhanh về tốc độ.

thức trở thành thành viên WTO và những quy định phân cấp quản lý đầu t ư về cho các địa phương đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhanh chóng vào Việt Nam. Tuy nhi ên, ngược với thành tích “gọi tiền”, khả năng “tiêu tiền” - hấp thụ vốn của môi trường đầu tư đã không theo kịp tốc độ phát triển. Vốn FDI kéo về rất cao 20,3 tỷ USD nhưng vốn thực hiện được lại rất khiêm tốn chỉ 4,5 tỷ USD. Có 2 vấn đề chính làm cản ngại giải ngân, đó là hạ tầng cơ sở còn yếu kém, và hai là nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư (XTĐT) Bến Tre cho rằng, công tác XTĐT có 6 điểm yếu: thẩm quyền của cơ quan XTĐT mờ nhạt chưa đặt đúng vị trí nên phải đi lòng vòng bên ngoài; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp và kỹ năng ngôn ngữ hạn chế nên giới hạn phạm vi tiếp xúc trực tiếp; kinh phí thiếu; thông tin quảng bá đơn điệu, chậm cập nhật; sự phối hợp giữa cơ quan XTĐT với các sở, ngành còn khó khăn do vai trò của cơ quan XTĐT chưa được coi trọng; cơ quan XTĐT thiếu tính chủ động, lẽ ra phải đi tìm kiếm nhà đầu tư thì vẫn còn ngồi chờ họ tìm đến. Bộ KH - ĐT cho rằng, hoạt động XTĐT chưa có sự phối hợp giữa địa phương với các bộ, ngành trung ương từ việc xây dựng chương trình XTĐT, danh mục kêu gọi dự án đầu tư, tổ chức sự kiện… Ngành công nghiệp phụ trợ ở VN còn quá yếu, gây khó khăn trong việc vận động các dự án công nghiệp và cũng khiến dự án khó triển khai. Tình trạng thiếu nhân sự quản lý, thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ cao, biết ngoại ngữ… khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc thực hiện dự án. Theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, trở ngại hiện nay là chưa có quy định ngành nghề rõ ràng, chưa phù hợp các thông lệ quốc tế. Do đó khi hướng dẫn và thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan quản lý đều phải sử dụng hệ thống phân ngành của Liên hiệp quốc mà Việt Nam tham gia ký kết trong cam kết WTO.

* Nghiên cứu xu hướng vận động của vốn đầu tư phát triển theo nhóm ngành kinh tế:

Chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước có sự điều chỉnh trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Để có được sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về cơ cấu đầu tư.

Bảng 3: Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: %

2000 2002 2004 2006 2007Nông, lâm, thuỷ sản 13,85 8,76 7,89 7,43 6,5 Nông, lâm, thuỷ sản 13,85 8,76 7,89 7,43 6,5 Công nghiệp, xây dựng 39,23 42,34 42,75 42,24 43,49

Dịch vụ 46,92 48,9 49,36 50,33 50,01

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung xu hướng vận động của tỷ trọng vốn đầu tư phát triển theo nhóm ngành kinh tế diễn ra chậm chạp. Vốn đầu tư của khu vực I có suy giảm nhẹ; khu vực II và khu vực III tăng lên nhưng chậm rãi.

Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, t ỷ trọng đóng góp trong GDP của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2007 đạt 8,04%. Tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong năm 2007 trong khu vực chỉ đứng sau Trung Quốc (theo đánh giá

của Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB).

Trong năm 2007 cả ba khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều nỗ lực vượt qua khó khăn để đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Trong đó, dịch vụ được xem là điểm sáng nhất. Nếu như năm 2006, khu vực này tăng trưởng với mức 8,29% thì năm nay đạt 8,68%. Cơ cấu đóng góp trong GDP cũng nâng từ mức 38,08% năm ngoái, lên 38,14%. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và xây dựng trong GDP cũng cải thiện hơn năm 2006, chiếm 41,61% (so với con số 41,52% năm ngoái). Tốc độ tăng trưởng của khu vực này năm 2007 đạt 10,6% (tăng nhẹ so với mức 10,37% cùng kỳ). Khu vực nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh, song không sa sút so với năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng 3,41% (kết quả của năm ngoái là 3,4%). Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp trong GDP giảm từ mức 20,40% năm ngoái xuống 20,25% trong năm 2007.

Từ thực tế trên cho thấy: để đảm bảo tăng trưởng GDP một cách bền vững cần phải tăng cường đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư đó. Đồng thời phải mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu đầu tư có kết quả là thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Đầu tư tác động tới tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế

Đầu tư tác động lên t ăng trưởng kinh tế ở cả 2 mặt: tổng cung và tổng cầu.

Về mặt cầu :Yếu tố đầu tư là một nhân tố của hàm tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X - M

Trong kinh tế vĩ mô cũng như trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y là GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.

Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24% đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư làm cho tổng cầu tăng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Tại Việt Nam, đầu tư ngày càng được mở rộng và chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cầu của các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp nâng cao đời sống người lao động, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là đất có dân số đông, đất nông nghiệp ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Từ thực tế đó, Việt Nam đã đầu tư sang công nghiệp và dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp đã giảm từ 13,85% năm 2000 xuống còn 6,5% năm 2007, còn trong ngành công nghiệp tăng từ 39,23% (2000) lên 43,49% (2007) và vốn đầu tư trong ngành dịch vụ tăng từ 46,2% (2000) lên 50,01% (2007).

Theo thống kê ở Việt Nam từ năm 1990-2007 hộ gia đình tíết kiệm được 10,3% và đầu tư 4,2%, thặng dư 6,1%. Từ đó ta thấy nguồn vốn trong dân của chúng ta cũng đóng vai trò rất quan trọng. Năm 2004 nguồn vốn trong dân cư đạt 69,5 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ đầu tư cho các ngành, các vùng. Đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng, chế độ pháp lý ngày càng hoàn thiện nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển không ngừng. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư vào các ngành, các vùng chưa cao. Khả năng giải ngân vốn FDI còn thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp biểu hiện ở hệ số ICOR trong thời kỳ 1991 - 2000 khá cao trung bình khoảng 4,86%.

Về mặt cung : tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất:

Q = F (K, L, T, R…)Trong đó: K: Vốn đầu tư Trong đó: K: Vốn đầu tư

L : lao động T: Công nghệ

R: Nguồn tài nguyên

Sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Sản lượng tăng làm giá giảm dẫn tới tiêu dùng tăng. Từ đó, kích thích phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật ngày càng mở rộng làm cho nền sản xuất ngày càng hiện đại, nâng cao năng suất. Việt Nam đang chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tăng qui mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Đồng thời, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… Do đó, đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nên kinh tế. Hiện nay, đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học công nghệ ngày càng được chú trọng. Hàng năm nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ chiếm khoảng 2% ngân sách Nhà nước và tiếp tục tăng đầu tư, huy động các nguồn lực khác cho khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu hợp tác công nghệ, thực hiện các chính sách bảo hộ trí tuệ. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt với các nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc. Vì thế đã thu được 1 số thành tựu đáng kể, nền kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, hoạt động của khoa học công nghệ nước ta còn nhiều bất cập, trình độ lao động còn thấp, chưa theo kịp được các nước trong khu

vực và thế giới. Các dự án công nghệ đạt hiệu quả thấp, cán bộ khoa học có trình độ cao còn ít và chưa được sử dụng hợp lý.

3. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy nền kinh tế

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong những năm gần đây liên tục tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 là năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vượt xa mọi kỳ vọng, đạt 20,3 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2008, ước tính các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp vốn thực hiện dạt 6 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu hút thêm khoảng 16000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm này là 1,38 triệu lao động, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản lý, mở rộng thị trường.

Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Dòng vốn vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhưng đang có xu hướng chuyển từ lượng sang chất. Năm 2007 đã cấp phép cho nhiều dự án nghiêng về công nghệ cao và các lĩnh vực then chốt như điện, điện tử, linh kiện, các dự án IT, máy tính xách tay… Trong lĩnh vực dịch vụ cũng có nhiều khởi sắc do ta mở rộng các điều kiện đầu tư theo cam kết hội nhập. Nhiều tổ hợp bất động sản lớn ra đời, những khu văn phòng, khách sạn chất lượng 5 sao đang tăng lên nhanh chóng, trong đó có nhiều dự án có chất lượng công nghệ cao như tổ hợp bất động sản Kangnam…

Trong 7 tháng đầu năm 2008, Đài Loan tiếp tục đứng đầu trong số 35 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (82 dự án, vốn đầu tư 8,4 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đăng ký). Ở các vị trí tiếp theo lần lượt theo thứ tự là Nhật Bản (65 dự án, vốn đầu tư 7,2 tỷ USD, chiếm 16,2%); Malaysia (28 dự án, vốn đầu tư 5,07 tỷ USD, chiếm 11,3%); Brunei (14 dự án, vốn đầu tư 4,3 tỷ USD, chiếm 9,8%); Canada(9,5%); Singapore (9%); Thái Lan (8,9%)…

Với vai trò của đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng đã thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá ở nước ta. Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 2/6/2008, đại diện các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản đều phát biểu mặc dù nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn nhưng các nhà đầu tư đều nhìn nhận Việt Nam vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới. Có được những thành tựu trên là do Chính phủ đã nỗ lực tạo môi trường đầu tư - kinh doanh hấp dẫn hơn, cởi mở và minh bạch. Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các biện pháp chỉ đạo hữu hiệu của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển. Cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin còn thiếu và yếu so với nhu cầu. Nên đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vẫn tồn tại 1 số bất cập.

- Theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ngày 18/6/2008 lần đầu tiên công bố Bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ có môi trườn

thuận lợi vơi thương mại quốc tế năm 2008, Hồng Kông và Singapore giành vị trí thứ nhất và nhì trong 118 nền kinh tế do có “môi trường thân thiện” với thương mại quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam ở hạng 91 do chỉ số tiếp cận thị trường chỉ đạt 112/118, còn về chỉ số hàng rào thuế quan đứng ở vị trí 114/118 (thấp nhất trong các nước ASEAN) tuy có 1 số chỉ số xếp hạng khả quan như hiệu quả trong dịch vụ bưu điện (33), khả năng tiếp thu công nghệ (43), an ninh vật chất (45), chỉ số về an ninh (46), dịch vụ vận tải (48).

- Theo đánh giá điều tra doanh nghiệp mới đây, thì chi phí thuê văn phòng ở Hà Nội hiện đang đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á; chi phí vận chuyển đường biển đến và đi ở Đà Nẵng cao nhất trong khu vực; chi phí thuê nhà ở của người nước ngoài ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện cũng ở mức rất cao trong khu vực (xấp xỉ Singapore và gấp đôi tại Seoul). Chi phí đầu tư cao là thách thức lớn cho thu hút và giải ngân vốn FDI trong thời gian tới.

- Việc cung cấp thông tin đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương lên trung ương vừa thiếu vừa không kịp thời, khiến cho công tác chỉ đạo điều hành cũng bị động, thiếu chuẩn xác. Do vậy, công tác dự báo về hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ, GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 29 -36 )

×