Các điểm chuẩn

Một phần của tài liệu scribfree.com_thuyet-minh-may-7-truc (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.4. Các điểm chuẩn

Các điểm chuẩn cần được xác định trong vùng làm việc của máy.

4.1. Điểm chuẩn của máy M (điểm gốc O của máy)

Điểm gốc O của máy (điểm chuẩn M của máy) là điểm góc của hệ tọa độ máy. Điểm M được nhà chế tạo quy định theo kết cấu của từng loại máy. Điểm M là điểm giới hạn của vùng làm việc máy. Điều đó nghĩa là trong phạm vi vùng làm việc của máy các dịch chuyển của các cơ cấu máy có thể thực hiện theo chiều dương của các tọa độ. Ở các máy phay điểm M thường nằm ở điểm giới hạn dịch chuyển của bàn máy. Điểm chuẩn M (điểm O của máy) của máy khoan cần và máy phay đứng được thể hiện trên hình 2.10.

Hình 2.10 Điểm M của máy khoan cần (a) và của máy phay đứng (b) 2.4.1. Điểm O của chi tiết (điểm W)

Điểm W của chi tiết là gốc tọa độ của chi tiết. Vị trí điểm W phụ thuộc vào sự lựa chọn của người lập trình.

Đối với các chi tiết tiện thì điểm W của chi tiết nằm trên đường tâm của chi tiết hoặc ở mặt đầu bên trái hoặc mặt đầu bên phải. Hình 2.11c cho thấy điểm W nằm ở mặt đầu bên trái của chi tiết.

Đối với các chi tiết phay chọn điểm W tại điểm góc ngồi đường viền chi tiết (hình 2.12a).

Khi gia cơng các bề mặt chi tiết có thể chọn nhiều tọa độ khác nhau với các điểm gốc W1 và các hệ tọa độ phụ W2, W3, W3, W4 và W5 (hình 2.12b).

Hình 2.12 Một điểm W (a) và nhiều điểm W (b) 2.4.2. Điểm chuẩn của dao (P)

Các dao tiện, dao khoan có điểm chuẩn là đỉnh dao (hình 2.13a,b). Các dao khoét, dao doa hoặc dao phay thì điểm P là tâm của mặt đầu dao (hình 2.13c, d, đ). Điểm P được dùng khi tính quỹ đạo chuyển động của dao.

Hình 2.13 Điểm chuẩn của dao 2.4.3. Điểm chuẩn của giá dao T và điểm gá dao N

Điểm T được dùng để xác định hệ trục tọa độ của dao. Điểm T phụ thuộc vào việc gá dao trên máy. Thơng thường khi gá dao trên máy thì điểm T trùng điểm gá dao N (hình 2.14).

Hình 2.14 Điểm của giá dao T và điểm gá dao N 2.4.4. Điểm điều chỉnh dao E

Khi gia công ta phải sử dụng nhiều dao, như vậy các kích thước của chúng phải được xác định bằng cơ cấu điều chỉnh dao.

Mục đích của việc điều chỉnh dao là để có thơng tin chính xác cho hệ thống điều khiển về kích thước dao (hình 2.15).

Hình 2.15 Điểm điều chỉnh dao E Khi dao được lắp vào giá dao thì điểm E và điểm N trùng nhau. 2.4.5. Điểm gá đặt (hay điểm tỳ) A

Điểm A là điểm tỳ của bề mặt chi tiết lên đồ định vị của đồ gá. Điểm A có thể trùng với điểm W của chi tiết (hình 2.16) hoặc có thể lựa chọn tùy ý trên mặt định vị của chi tiết gia công.

Một phần của tài liệu scribfree.com_thuyet-minh-may-7-truc (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)