Nhóm cỏ dại hồ thảo có khả năng cạnh tranh rất cao, sau đó đến các cỏ cói lác và cuối cùng là cỏ lá rộng.
- Trồng các cây trồng phù hợp đối với vùng đất nông nghiệp
Gieo trồng sớm các trồng phù hợp ngay sau khi trừ diệt cây mai dương bằng các biện pháp thủ công, cơ giới, hóa học.
Những cây trồng có khả năng cao trong cạnh tranh với cây mai dương gồm cây lúa, cây lạc và khoai lang, sau đó là cây ngơ hay cây mía.
Bước 3: Sau gieo trồng cây che phủ đất
- Thường xuyên kiểm tra các vùng đã áp dụng biện pháp phòng trừ cây mai dương và trồng cây che phủ để phát hiện sự tái mọc lại nhằm áp dụng sớm các biện pháp trừ diệt thích hợp.
- Duy trì các hoạt động canh tác, sử dụng đất ở những vùng đất nông nghiệp đã trừ diệt được cây mai dương.
KẾT LUẬN
Cho đến nay khơng có một biện pháp đơn lẻ nào phịng chống cây mai dương mang lại hiệu quả triệt để về mặt kỹ thuật, có lợi về mặt kinh tế và mơi trường. Phịng trừ cây mai dương bằng các biện pháp thủ công, cơ giới đều không mang lại hiệu quả cao, chi phí lớn và khó triển khai trên diện rộng. Biện pháp hố học trừ cây mai dương có hiệu quả cao với chi phí thấp, đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp hóa học cần phải quan tâm đầy đủ đến các tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường; nếu không được quan tâm đến các tác động tiêu cực thi không những khơng mang lại hiệu quả cao mà cịn gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Các kết quả nghiên cứu đã có ở trong nước cũng như ngồi nước đều chỉ ra rằng khơng thể áp dụng một biện pháp phịng trừ đơn lẻ nào cho tất cả những nơi bị cây mai dương xâm lấn thuộc các vùng sinh thái khác nhau. Nhưng kinh nghiệm từ nhiều chương trình phịng chống cây mai dương ở trên thế giới (đặc biệt ở Úc) cho thấy hồn tồn có thể quản lý được sự xâm lấn của cây mai dương bằng việc áp dụng thận trọng và một cách có hệ thống các biện pháp sẵn có theo hướng tổng hợp. Để ngăn chặn sự lây lan và xâm lấn của cây mai dương cần có chiến lược áp dụng đồng bộ và hài hịa tất cả các biện pháp sẵn có theo hướng tổng hợp sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm ban đầu và phòng trừ sớm cây mai dương và coi đây là một biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất. Đặc điểm xâm nhiễm (độ rộng lớn, mật độ cây, vị trí nơi xâm nhiêm,...) và những nguồn sẵn có (giải pháp, phương tiện, vật liệu, nhân lực,...) là cơ sở quyết định chiến lược phòng chống cụ thể đối với cây mai dương ở từng vùng sinh thái riêng biệt.
50 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ, KIỂM SỐT VÀ PHỊNG TRỪ THỰC VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐIỂN HÌNH CÂY MAI DƯƠNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG 51