Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tổ chức và phân quyền lực Nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực,

Một phần của tài liệu Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xax hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (Trang 25 - 27)

3. Giải pháp xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

3.1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tổ chức và phân quyền lực Nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực,

và phân quyền lực Nhà nước thực sự khoa học, phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước thực hiện ba quyền thống nhất, trong đó, đề cao trách nhiệm, tính chủ động và sự chi phối hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, thực hiện quyền lực Nhà nước giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quốc hội phải thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp. Quốc hội cần có đủ các điều kiện về tổ chức bộ máy, nhân sự, phương tiện và chế độ làm việc chuyên nghiệp hơn. Quốc hội cần tập trung vào quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách và nhân sự cao cấp của Nhà nước. Đồng thời tập trung giám sát các cơ quan Nhà nước cấp cao, giám sát những vấn đề quan trọng nhất. Tăng cường các đại biểu Quốc hội có năng lực, phẩm chất và trình độ cao về văn hố, khoa học và lý luận chính trị, tăng cường số đại biểu chuyên trách, hạn chế một số đại biểu, kiêm chức, tạo cho đại biểu Quốc hội có đủ thời gian, sức lực và trí tuệ cho hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh đó, củng cố các cơ quan chuyên môn (các uỷ ban, hội đồng) của Quốc hội theo hướng chun mơn hóa. Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là một cấp của Quốc hội, mà là cơ quan thường trực của Quốc hội. Tăng cường các uỷ ban về ngân sách, pháp luật, tư pháp và dân nguyện, tăng số đại biểu chuyên trách cho các uỷ ban này củng cố

các cơ quan tham mưu của văn phòng Quốc hội. Đồng thời phải đổi mới hoạt động của Quốc hội, tăng cường thời gian, chất lượng các kỳ họp Quốc hội, có quy định thời gian và những vấn đề để Quốc hội chất vấn và các cơ quan Nhà nước khác. Tạo điều kiện để các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh đầy đủ và kịp thời các sinh hoạt của Quốc hội. Tổ chức các cuộc điều trần tại các phiên họp của Quốc hội, tạo khơng khí tranh luận thực sự thay vì chỉ thảo luận thơng qua. Quốc hội cần tập trung vào những vấn đề lớn, quan trọng nhất là quyết định và phân bổ ngân sách Nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trước mắt tập trung vào những vấn đề bức xúc như: sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, chống tham nhũng, quan liêu. Như vậy, đổi mới Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần tập trung hơn theo hướng xây dựng cơ quan lập hiến, lập pháp thật sự vững mạnh.

Chính phủ phải nâng cao hiệu lực hoạt động của mình, thực sự là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất, kiện tồn thể chế pháp lý, quy định trách nhiệm, quyền hạn của chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp trong sạch, vững mạnh, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng và các bộ trưởng, thành viên chính phủ trong việc quản lý ngành, lĩnh vực phụ trách, cải tiến việc phân định, phân cấp trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa cho địa phương kết hợp với quản lý chặt chẽ ngành và lãnh thổ. Chính phủ khẩn trương hồn thiện hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy của mình theo hướng quản lý vĩ mơ và mơ hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước sắp xếp lại các bộ, ngành, trung ương bảo đảm thu gọn và tinh gọn, hợp lý đến mức cần thiết.

Xác định đúng vị trí của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong cơ cấu quyền lực Nhà nước. Xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp có thực quyền để thực hiện đầy đủ vai trị là cơ quan đại diện của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở từng cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp cần được kiện toàn theo hướng tin gọi, giảm bớt số uỷ viên là thủ trưởng cơ quan chuyên môn; quy định rõ hơn trách nhiệm thẩm quyền của tập thể uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Hàng năm, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có báo cáo tổng kết cơng tác, và thơng qua những hình thức phù hợp, thơng qua mặt trận và các đồn thể để phê bình, tự phê bình trước nhân dân và đề nghị nhân dân nhận xét, đánh giá. Cần xác định rõ mơ hình tổ chức chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xax hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w