Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Liên Hệ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 46 - 47)

I. Bối cảnh lịch sư đầu thế kỷ XX 1 Tình hình thế giớ

2. Tình hình Việt Nam

Từ năm 1858, đế quốc Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của Pháp. Từ khi thực dân Pháp xâm lược và tiến hành khai thác thuộc địa cho đến năm 1945, tính chất xã hội Việt Nam đã có sự thay đổi, trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội đó tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn dân tộc. Đây là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai. Pháp thực hiện chính sách "chia để trị" nhằm phá vỡ khối đồn kết cộng đồng quốc gia dân tộc. Pháp thiết lập được bộ máy cai trị, bắt đầu tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa: 1897-1914 và 1919-1929; nhằm biến Việt Nam nói riêng và Đơng Dương nói chung thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của chính quốc, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề. Thực dân Pháp cịn thực hiện các chế độ cai trị, bóc lột hà khắc về chính trị, kinh tế, chính sách "ngu dân" về văn hóa xã hội....

Dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhưng một bộ phận phong kiến yêu nước đã cùng với nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp. Đó là phong trào

Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng (1885-1896), phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh ND Hoàng Hoa Thám ...

Từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động của khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách, tiêu biểu là phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng (1905-1909), phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906-1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (3/1907- 11/1907), phong trào chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ... nhưng tất cả đều không thành công.

Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Nguyên nhân thất bại là do giai cấp tư sản Việt Nam cịn non kém, do thiếu đường lối chính trị đúng đắn để giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chưa có một tổ chức vững mạnh để tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp để đánh đổ kẻ thù. Thế nhưng tinh thần yêu nước vẫn sục sơi trong lịng nhân dân. Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc. Từ đó xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đặt ra là: Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi đến thắng lợi ?

“Vì sao nói con đường cứu nước do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu lịch sư của xã hội đầu thế kỷ?”

Một phần của tài liệu Tài liệu Liên Hệ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Trang 46 - 47)