1.3. Các yếu tố tác động tới việc thực hiện pháp luật về nhận chìm vật
1.3.1. Chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế
1.3.1.1. Chính sách, pháp luật quốc tế
a) Luật quốc tế: Công ước Luật biển năm 1982 được Liên hợp quốc thơng qua năm 1982, có các nội dung về phịng ngừa, ngăn chặn ơ nhiễm do
nhận chìm ở biển. Đối với vấn đề nhận chìm ở biển, Công ước 1982 đã điều chỉnh tại Điều 1 khoản 1(5), Điều 210 và Điều 216, theo đó các quốc gia thơng qua các luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự nhận chìm. Việc nhận chìm ở trong lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế hay trên thềm lục địa chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý rõ ràng của quốc gia ven biển quốc gia ven biển có quyền cho phép, quy định và kiểm sốt sự nhận chìm này. Một số nội dung liên quan đến hoạt động nhận chìm như sau:
Các quốc gia thông qua các luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự nhận chìm, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này. Các luật, quy định và biện pháp phải bảo đảm rằng khơng một sự nhận chìm nào có thể được tiến hành mà khơng được phép của các nhà đương cục có thẩm quyền của các quốc gia.
Việc nhận chìm ở trong lãnh hải và trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa không thể được tiến hành nếu không được sự đồng ý rõ ràng trước quốc gia ven biển; quốc gia ven biển có quyền cho phép, quy định và kiểm sốt sự nhận chìm này, sau khi đã xem xét đúng mức vấn đề với các quốc gia khác mà do những hoàn cảnh địa lý nên việc nhận chìm này có thể có những tác hại đối với họ.
Các luật và quy định cũng như các biện pháp quốc gia không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm có tính chất thế giới để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.
b) Các thoả thuận quốc tế
Các nước đang áp dụng các quy định của Nghị định thư Luân Đôn 1996 để quản lý hoạt động nhận chìm trên biển.Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tổ chức quản lý, kiểm soát hoạt động nhận chìm trên biển một cách hiệu quả như: Canada, Mỹ, các nước thuộc cộng đồng châu Âu, Úc, New Zeland,...Tại châu Á, các nước như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore,...cũng
đều có khung pháp lý và bộ máy quản lý, kiểm sốt hoạt động nhận chìm trên biển theo quy định quốc tế.
Các quốc gia này đều thiết lập thể chế, luật pháp, xác định rõ vai trị chủ trì, phối hợp của từng cơ quan trong đánh giá, cấp phép và kiểm soát hoạt động nhận chìm trên biển. Do các hoạt động vận chuyển vật, chất đi nhận chìm trên biển đều do tàu, phương tiện hoạt động trên biển thực hiện nên tất cả các quốc gia đều giao nhiệm vụ kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển cho các lực lượng thực thi luật pháp trên biển như cơ quan bảo vệ bờ biển, cơ quan hàng hải (lực lượng có chức năng kiểm soát tàu, phương tiện hoạt động trên biển) chủ trì thực hiện. Đây cũng là lý do mà Liên hiệp quốc giao cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế nhiệm vụ thiết lập Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 (Cơng ước Luân Đôn 1972), Nghị định thư 1996 của Công ước về ngăn ngừa ơ nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác (Nghị định thư Luân Đôn 1996).
Công ước về ngăn ngừa ơ nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác (Công ước Luân Đôn 1972)
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và vật chất khác của năm 1972, gọi là Công ước London, là một trong những điều ước quốc tế đầu tiên cho việc bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động của con người. Công ước đã được đưa ra bởi Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người (tháng 6 năm 1972, Stockholm), Công ước đã được soạn thảo tại Hội nghị liên chính phủ về Cơng ước về nhận chìm ở biển các chất thải trên biển (ngày 13 tháng 11 năm 1972, London) và nó đã được mở cho các quốc gia ký từ ngày 29 tháng 12 năm 1972. Nó có hiệu lực vào ngày 30 tháng 8 năm 1975 khi 15 quốc gia phê chuẩn. Tính đến nay, đã có 89 Bên ký kết Cơng ước. Văn phịng Cơng ước là cơ quan chức năng của Công ước giúp
thông qua các cuộc họp tư vấn tổ chức tại Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) Trụ sở tại London.
Công ước Luân Đơn 1972 ra đời giữa đời điểm tình trạng ơ nhiễm biển gây ra bởi nhận chìm trên thế giới kéo dài, đời sống của con người và đời sống ở biển đã bị ảnh hưởng hoặc đe dọa nghiêm trọng. Công ước Luân Đơn 1972 đánh dấu về một điều ước tồn cầu điều chỉnh hoạt động nhận chìm chất thải và các chất khác ở biển trên tồn thế giới. Cơng ước là tham vọng của cộng đồng quốc tế về tăng cường kiểm sốt có hiệu quả tất cả các nguồn gây ô nhiễm và tiến hành tất cả các biện pháp khả dụng để ngăn chặn ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác ở biển. Tính cả những sửa đổi đã có hiệu lực thì hiện nay, Cơng ước Ln Đơn 1972 bao gồm tổng thể 22 điều và 03 phụ lục, tạo nên một chương trình kiểm sốt quốc tế về phịng ngừa ơ nhiễm biển bằng cách nghiêm cấm nhận chìm ở biển một số vật liệu nguy hiểm.
Nghi định thư 1996
Nghị định thư Luân Đôn 1996 được thông qua ngày 07 tháng 11 năm 1996 tại một phiên họp đặc biệt giữa các quốc gia thành viên Công ước Luân Đôn 1972 do IMO triệu tập để hiện đại hóa Cơng ước Ln Đơn 1972 sau hơn 20 năm thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường biển đối với hoạt động nhận chìm. Nghị định thư Ln Đơn 1996 có hiệu lực từ ngày 24 tháng 3 năm 2006.
Nghị định thư Luân Đôn 1996 được xây dựng trên tinh thần của Công ước Luân Đôn 1972 và về nguyên tắc, Nghị định thư này đã đưa ra một cách tiếp cận mang tính phịng ngừa, u cầu các Quốc gia thành viên bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển khỏi tất cả các nguồn gây ô nhiễm và thực hiện mọi biện pháp có hiệu quả dựa trên khả năng khoa học, kỹ thuật và kinh tế của chính quốc gia mình để ngăn chặn, giảm thiểu và thậm chí là loại bỏ ơ nhiễm do nhận chìm hoặc thiêu hủy chất thải và các chất khác ở biển. Thành tựu nổi bật của Nghị định thư Luân Đôn 1996 là đã dừng được hoạt động nhận chìm
và kiểm sốt chất thải và các chất khác ở biển. Đặc biệt, việc nhận chìm một số chất thải cơng nghiệp, chất phóng xạ và các tác nhân chiến tranh sinh hóa học đã bị kiểm sốt tuyệt đối.
Nghị định thư Ln Đơn 1996 ra đời là thành quả tiến bộ, đại diện cho một thỏa thuận hiện đại và tồn diện hơn vì mục tiêu bảo vệ mơi trường biển do nhận chìm so với Cơng ước Luân Đôn 1972. Nghị định thư Luân Đôn 1996 đã chỉ rõ những chất thải và các chất khác được liệt kê trong Nghị định thư mới có thể được xem xét cho nhận chìm và cấm nhận chìm tất cả các rác thải và các chất khác không được liệt kê trong Nghị định thư này. Với cách quy định này, Nghị định thư Luân Đơn 1996 đã kiểm sốt tốt về loại chất được nhận chìm ở biển. Nghị định thư đã làm rõ được tiêu chuẩn của chất gì được và khơng được nhận chìm. Điều này làm cho việc áp dụng sẽ dễ dàng. Nghị định thư Luân Đôn 1996 quy định rõ dàng quy trình đánh giá các chất thải tại Phụ lục.
1.3.1.2. Chính sách, pháp luật Việt Nam
Trước đây, ở Việt Nam do nhận thức về tài nguyên biển còn hạn chế, chưa chú trọng các dạng tài nguyên phi vật chất, khai thác quá mức, gây lãng phí tài ngun, suy thối mơi trường biển và hải đảo. Trong xu thế chung của thế giới, coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương” cũng như nhận thức được những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam đã bước đầu thiết lập chính sách quản lý tài ngun, mơi trường biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế với các nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, quản lý tài nguyên, môi trường biển hợp lý, hiệu quả, bền
vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng an ninh. Để thực hiện nội dung trên việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo từ Trung ương đến địa phương là cần thiết; hoạch định và tổ
chức thực hiện các chính sách, cơ chế, cơng cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, khuyến khích triển khai các nhiệm vụ về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phịng, an ninh; khuyến khích tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Thứ ba, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, bao gồm quy định và các
nội dung về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường biển; ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; nhận chìm ở biển; trách nhiệm của nhà nước, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Nhằm thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết hợp tác trong việc sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố tràn dầu tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và các nước liên quan.
Thứ tư, quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và
hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh. Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo hệ thống mở, kết nối và chia sẻ thông tin bảo đảm thông suốt từ Trung ương đến địa phương; tham gia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới.
Thứ năm, hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên,
bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Chính sách quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế được đặt trong tổng thể chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm nguyên tắc xây dựng vùng biển hịa bình, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…
Như vậy, muốn có hệ thống chính sách pháp luật phù hợp, trước hết phải nhận thức về vai trò quan trọng của tài ngun, mơi trường biển và hải đảo nói chung và đối với hoạt động nhận chìm nói riêng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng - an ninh, chính sách quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của Việt Nam phải chuyển biến theo xu hướng hội nhập quốc tế. Đó là, thiết lập chính sách quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo phương thức tổng hợp nhằm quản lý tài nguyên, môi trường biển hợp lý, hiệu quả, bền vững.