7. Kết cấu của luận văn:
2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các
2.3.2.5. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp:
trường THPT; các văn bản đã được ban hành như "Luật Giáo dục" năm 2019, "Điều lệ trường trung học" năm 2000, Quy định về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” [6]. “Ban hành kèm theo và đặc biệt là “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT” [3].
Những năm qua, việc đánh giá chất lượng giáo viên của các trường được tiến hành làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 thực hiện sau khi hết học kỳ I và và gia đoạn 2 thực hiện khi kết thúc năm học. Qua đó, để đánh giá tổng thể mức độ hồn thành cơng việc của từng giáo viên để ban thi đua nhà trường xem xét, đề xuất cho ý kiến đối với những người xứng đáng.
Công tác đánh giá chất lượng ĐNGV phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng chỗ" và "cơng bằng, khách quan" mang tính khích lệ, tuyên dương, khen thưởng kịp thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.
- Các hạng mức xếp loại giáo viên theo mức độ hồn thành cơng việc; từ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ và không xếp loại đối với những trường hợp giáo viên không đủ ngày công do nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản....
- Đánh giá và đề xuất những giáo viên có thành tích xuất sắc được khen thưởng hoặc đề bạt.
- Đề xuất cho tập huấn, bồi dưỡng những giáo viên còn hạn chế về năng lực và các kỹ năng dạy học.
Với kết quả đánh giá xếp loại giáo viên tại bảng 2.10 và biểu đồ 2.6 cho thấy tỷ lệ về mức độ HTNV của giáo viên của các trường tương đối ổn định theo chuẩn nghề nghiệp. Tỷ lệ giáo viên HTTNV rất cao và khơng có giáo viên KHTNV. Kết quả đánh giá chất lượng giáo viên theo các tiêu chí đánh giá trên về cơ bản là chính xác, tuy nhiên một số đánh giá vẫn cịn mang tính “cào bằng” và cảm tính. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp vẫn mang tính định tính mà khơng có định lượng rõ ràng khiến
người đánh giá khó xác định mình và đồng nghiệp của mình đang ở vị trí chính xác nào. Khơng có hệ tham chiếu cho mỗi tiêu chí, vì vậy kết quả đánh giá khơng thể hồn tồn chính xác.
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
(Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020) Năm học Tổng số GV Các mức độ đánh giá HTSXNV HTTVN HTNV KHTNV Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2017-2018 192 25 13.02 138 71.88 29 15.10 0 0 2018-2019 194 29 14.95 140 72.16 25 12.89 0 0 2019-2020 212 34 16.04 146 68.87 32 15.09 0 0 Nguồn: Tổ chức cán bộ
Biểu đồ 2.6. So sách tỷ lệ xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp vẫn bị ý chí chủ quan của con người làm ảnh hưởng, nhiều giáo viên vì nể nang, ngại va chạm, hay vì chơi thân với người này, đánh giá tốt, ghét bỏ người kia, đánh giá xấu... Vì vậy, với kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn tại bảng thống kê trên, xét về độ chính xác và phản ảnh được đúng thực chất hay khơng cịn đang là một câu hỏi lớn và đang đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về giáo dục xem xét và tìm những giải pháp phù hợp cho việc đánh giá, xếp loại theo chuẩn được chính xác hơn.
Hoạt động giảng dạy của giáo viên không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá chính xác về chất lượng ĐNGV. Để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên còn phải dựa trên sự tổng hợp các yếu tố khác nhau. Phương pháp dự giờ định kỳ hoặc đột xuất, chất lượng học sinh cũng được xem như một khía cạnh để đánh giá về chất lượng giáo viên. Quá trình đánh giá giáo viên cịn có thể được thực hiện qua các giờ dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác như: chấp hành giờ giấc lên lớp, coi, chấm thi, sinh hoạt chuyên môn....
Để giúp người lãnh đạo đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan và phịng ngừa được căn bệnh thành tích của giáo viên. Lãnh đạo các trường tiến hành các phương pháp để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá về tiến độ dạy học, công tác chuẩn bị bài, phương pháp giảng dạy và các kỹ năng khác của người giáo viên.
* Các phương pháp đánh giá thường được vận dụng thực hiện:
- Vào đầu năm học, BGH và các tổ trưởng chuyên môn tiến hành dự giờ và có phiếu đánh giá, nhận xét giờ dạy cho các giáo viên.
- Căn cứ vào phiếu ý kiến phản hồi và đánh giá của học sinh thông qua tiết dạy.
- Ý kiến phản hồi về chất lượng học tập của phụ huynh học sinh (ít được vận dụng).
Như vậy có thể nhận thấy cơng tác đánh giá giáo viên của các trường chưa được thường xuyên. Việc đánh giá chất lượng giáo dục đôi khi được thực hiện khi có ý kiến phản hồi của học sinh hoặc phụ huynh học sinh.
Để nâng cao chất lượng trong việc đánh giá chất lượng giáo viên trong mỗi nhà trường, các tổ chuyên môn và thanh tra nhà trường cần thường xuyên tổ chức đánh giá giáo viên một cách công khai, dân chủ và nghiêm túc.
Trong quá trình xây dựng để đề xuất các giải pháp quản lý về việc xây dựng và phát triển ĐNGV tại các trường PT DTNT trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã tiến hành khảo sát và xin ý kiến của 45 đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán và 100 giáo viên trong nhà trường với các tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị; trình độ chun mơn; kinh nghiệm, năng lực sư phạm và khả năng nghiên cứu khoa học của ĐNGV các trường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng đội ngũ giáo viên.
(Năm học 2019-2020) TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % I. Phần Dùng cho CBQL và ĐNGV (145) 1
Kinh nghiệm, năng lực sư phạm
và khả năng nghiên cứu khoa học 60 41.4 70 48.3 15 10.3 0 0
II. Phần dùng cho CBQL và giáo viên cốt cán (45)
2
Phẩm chất đạo đức, lối sống và
bản lĩnh chính trị. 21 46.7 19 42.2 5 11.1 0 0 Trình độ chun mơn
Bảng 2.11 đã chỉ ra rằng, đa số giáo viên được đánh giá là có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị ở mức tốt, khá (88,9%) và trình độ chun mơn (88,9%) khá, tốt; số còn lại (11.1% và 11,1%) được đánh giá ở mức trung bình.
Kinh nghiệm, năng lực sư phạm và khả năng NCKH (41,4%; 48,3% và 10,3%) của giáo viên khơng đồng đều, cịn nhiều phiếu đánh giá ở mức trung bình. Vì vậy các nội dung này cần bồi dưỡng thêm.
Để phát triển và nâng cao chất lượng các trường PT DTNT, cần bồi dưỡng thêm cho ĐNGV về các mặt kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế, khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc, ứng xử.... trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực sư phạm và đặc biệt là khả năng NCKH...
Qua khảo sát cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học của ĐNGV của các trường còn hạn chế.