2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của nước CHDCND Lào. Tỉnh được thành lập năm 1983 khi tách ra từ Luang Prabang với diện tích 6196 km2, phía Bắc giáp tỉnh Năm Tha, phía Nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đơng giáp tỉnh U Đơm xay, phía Tây Bắc giáp Tha Khi Lếch (Mianma); phía Tây với tỉnh Xiêng Lai (Thái Lan).
Mặc dù là tỉnh nhỏ nhưng tỉnh Bo Kẹo có vị trí vai trị quan trọng về quốc phòng – an ninh, với chiều dài biên giới 243 km giáp Mian Ma và Thái Lan dài 145km) nằm ở ngã ba biên giới Mianma và Thái Lan - Lào, tỉnh Bo Kẹo có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Ở vị trí này, tỉnh Bo Kẹo có thể giao lưu với các nước trong khu vực, tuy nhiên, liên kết với các nước láng giềng thì cũng dễ bị tác động trước những diễn biến trong khu vực cả về mặt tích cực và tiêu cực.
Thủ phủ của tỉnh Bo Kẹo là Ban Huay Xay (Huoei Xay) giáp với tỉnh Chiang Khong của Thái Lan trên dịng Mekong. Tỉnh Bo Kẹo có 5 đơn vị hành chính: Ban Huay Xay, Ban Tơn Phueng, Ban Mueng, Ban Pha Udom, Ban Phak Tha. Dân số cguwa đến 200.000 người gồm nhiều dân tộc, cũng có một số người Việt (chủ yếu từ Lai Châu, Sơn La) do nhiều lý do khác nhau sinh sống tại đây.
2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
Theo số liệu điều tra dân số năm 2020 tỉnh Bo Kẹo có tổng dân số 193.919 người, trong đó, nữ là 96.344 người, nam là 97.575 người, mật độ
dân số khoảng 32 người/km2. Tỉnh Bo Kẹo có 13 dân tộc và 04 nhóm theo tiếng nói. Hệ tộc lớn là hệ tộc Lào lùm, hệ tộc Lào thâng và hệ tộc Lào sung. Diện tích của tỉnh Bo Kẹo tương đối rộng, nhưng chủ yếu là đồi núi cao chiếm 70% diện tích khó khăn, hiểm trở về địa hình. Tồn Tỉnh có 5 huyện với 266 bản, trong đó có 95 bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Tỉnh Bo Kẹo có nhiều dân tộc và kết cấu phức tạp, có một q trình lịch sử phát triển không đồng đều, lại rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hóa, nghệ thuật. Song đồng bào các dân tộc tỉnh Bo Kẹo có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột, yêu lao động, cần cù sáng tạo. truyền thống này được Đảng bộ nhân dân tỉnh Bo Kẹo giữ gìn, phát huy trong các thời kỳ trong công cuộc đổi mới đất nước và truyền thống của tỉnh Bo Kẹo anh hùng.
Địa hình tỉnh Bo Kẹo khá hiểm trở chia cắt phức tạp, nhiều núi cao vực sâu, kết cấu hạ tầng kém, dân cư phân bố không đồng đều, gây trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, giao thơng, văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… gây khó khăn cho cơng tác lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương. Tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh miền núi, có nhiều tiêm năng về đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản,…, tuy nhiên, do thiếu đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng do vậy các tiềm năng đó vẫn ở dạng tiềm ẩn. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng cao làm gia tăng nhanh về lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy q trình tồn cầu hóa kinh tế, xuất hiện nền kinh tế tri thức hiện nay. Đây là thời kỳ phát triển của trí tuệ con người, với nền kinh tế thơng tin và kinh tế tri thức đã phát triển lên một tầm cao mới, con người ngày càng giữ vai trò chủ động trong việc cải tạo thế giới. Điều đó có tác động lớn đến tình hình phát triển chung của nước CHDCND Lào.
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh miền núi nhân dân các bộ tộc sinh sống rải rác ở các vùng xã xôi hẻo lánh, đường giao thơng khó khăn, hiểm trở gây khó khăn trong việc đi lại của nhân dân trong tỉnh với trung ương, giữa nhân dân trong tỉnh với nhau, giữa huyện này với huyện khác, giữa bản này với bản khác. Một số bộ tộc còn bị mù chữ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và nhân dân và chính quyền Bo Kẹo với sự đồng tình nhất trí của Đảng và nhân dân các dân tộc, chủ động quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước đề ra, tỉnh đã thực hiện chủ trương 4 mục tiêu lớn đặc biệt trú trọng vào việc đàu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển một cách liên tục.
Về cơ cấu kinh tế đạt dược năm 2019 năm 2021 đạt được như sau: - Nông lâm ngư nghiệp chiếm 48% của GDP
- Công nghiệp và tiểu thủ công ngiệp chiếm 20,30% của GDP. - Dịch vụ chiếm 31,10% của GDP.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình qn 541,39 USD/ Người trên năm, nói chung đời sơng vật chất tinh thần nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây. Do thực hiện chủ trương từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, lấy kinh tế hộ gia đình nơng dân làm trọng điểm. Hiện nay diện tích nương rẫy giảm xuống. đã xóa bỏ hồn toàn trồng cây thuốc phiện trog tồn tỉnh, xóa bỏ được 223 bản nghèo đói và hộ gia đình nghèo đói, chiếm 71,13% cịn một số huyện nghèo đói khác đang trong giai đoạn triển khaivà bước đầu có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
Như vậy, điều kiện tự nhiên cịn nhiều đồi núi, có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội theo hướng hàng hóa ngày nay. Tuy nhiên, cũng do nhiều điều kiện, đặc điểm vùng miền đã tạo thuận lợi phát triển chăn nuôi, nuôi trồng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Thêm nữa, do tập trung đông dân
cư và các dân tộc khác cùng sinh sống tạo ra nhiều màu sắc cho tỉnh Bo Kẹo trong sản xuất và du lịch.
2.2. Khái quát về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
2.2.1. Khái lược sự hình thành và phát triển bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Lào từ năm 1975 đến nay
Sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Nhà nước CHDCND Lào được thành lập vào ngày 02 tháng 12 năm 1975, lúc đó đất nước chưa phát triển, nền kinh tế - xã hội phát triển với mức độ thấp, nhưng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với tinh thần kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh đạo xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bộ máy nhà nước CHDCND Lào được thành lập cùng với việc thành lập nước CHDCND Lào, gồm có bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong toàn quốc.
- Ở Trung ương: gồm có Hội đồng nhân dân tối cao (cơ quan lập pháp); có Chủ tịch nước làm Nguyên thủ quốc gia; Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ hoặc cơ quan hành pháp); Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (cơ quan tư pháp) chưa được thành lập đúng theo chức năng, nhiệm vụ như các cơ quan nêu trên, bước đầu chỉ là một bộ phận (cục) nằm trong cơ quan hành pháp các cấp (cấp Trung ương có Vụ thẩm phán và Viện kiểm sát trực thuộc Bộ Tư pháp, là bộ máy của Chính phủ).
- Ở địa phương: gồm có Hội đồng nhân dân, là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân ở địa phương và có Ủy ban nhân dân, là cơ quan hành chính địa phương. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thành lập theo đơn vị hành chính địa phương gồm: tỉnh, huyện và bản. Tịa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan trực thuộc Sở Tư pháp cấp tỉnh.
- Về pháp lý: có cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc tổ chức và họat động của các cơ quan nhà nước. Nhà nước đã ban hành Luật Hội đồng nhân dân tối cao của CHDCND Lào (1976); Luật về Hội đồng Bộ trưởng (1978); Luật tổ chức Hội đồng nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các cấp (1978); Chỉ thị (văn bản dưới luật) của Thủ tướng Chính phủ số 53/CP ngày 15 tháng 10 năm 1976 về việc bắt giam, điều tra và kết án những người vi phạm pháp luật, nhất là những kẻ phản bội đất nước.
Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương là phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng và đặc điểm của đất nước thời kỳ mới được giải phóng. Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn quốc nhằm bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, vừa hàn gắn vết thương chiến tranh và cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc. Nói cách khác, Trung ương thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, ba cơ quan quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ bản phù hợp với một nước nhỏ, kém phát triển, dân số ít.
Quốc hội khóa VIII, tổ chức bộ máy được thiết lập một cách có hệ thống (có 7 ủy ban, ban thư ký, các cơ quan tham mưu giúp việc). Có một số ủy ban như: Ủy ban pháp luật, Ủy ban văn hóa - xã hội chưa có sự cân đối giữa tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn (tổ chức nhỏ, chức năng lớn, rộng), cần phải cải cách lại trong nhiệm kỳ Quốc hội tới, có thể thành lập thêm ủy ban hoặc sáp nhập.
- Về pháp lý: đã có Hiến pháp và pháp luật, có nghị định quy định rõ về tổ chức và họat động của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, tuy nhiên việc xác định vị trí, chức năng, sự phân cấp, phân công và việc thực hiện theo quyền hạn của mình, vẫn tồn tại một số bất cập, chưa thực hiện đầy đủ, xác
định chưa rõ ràng, chưa phối hợp nhuần nhuyễn và thống nhất, có sự chồng chéo và đẩy trách nhiệm, nhất là cơ quan hành chính các cấp, cơ quan hành chính chưa chuyển đổi theo hướng gọn nhẹ, phù hợp và hiệu quả.
2.2.2. Khái quát tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo
Sơ đồ 2.1: Bộ máy hành chính chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Bo Kẹo
(Nguồn: Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Bo Kẹo)
Trên cơ sở tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII (năm 2001) của Đảng NDCM Lào và thực hiện triển khai Nghị quyết Hội nghị trung ương 6 (khóa VI) về việc kiện toàn hệ thống quyền lực nhà nước. Tại kỳ họp lần thứ 3 của Quốc hội khóa V đã thơng qua Hiến pháp sửa đổi và được Chủ tịch
Phó Tỉnh Trưởng Phó Tỉnh Trưởng Văn phịng tỉnh Sở Tài chính Sở Giáo dục và Thể thao Sở Khoa học và Công nghệ Sở Nội vụ Sở Tư pháp Sở xây dựng Thanh tra tỉnh
Sở Kế hoạch đầu tư
Sở Công thương
Sở Giao thông vận tải
Sở Lạo động
Sở Nông nghiệp
Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Y tế
nước ra Sắc lệnh số 32/TCN về việc công bố Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28/5/2003; Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung thêm 18 điều và bổ sung các nội dung cho phù hợp và đồng bộ hơn.
2.2.2.1. Về cơ quan lãnh đạo và người đứng đầu
Lào là một nước có diện tích khơng lớn, dân số chỉ xấp xỉ 7.231.000 người, nữ 3.608.00 người, mật độ dân cư khá thưa. Đó là lý do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quyết định tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước theo nguyên tắc nhất thể hóa, bí thư; đồng thời là người đứng đầu chính quyền. Chẳng hạn: Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, bí thư tỉnh kiêm tỉnh trưởng, bí thư huyện kiêm huyện trưởng nhằm đảm bảo bộ máy tinh gọn, không cồng kềnh, tốn kém. Một số chức danh và cơ quan đảng hợp nhất với chức danh nhà nước, trong đó có ban kiểm tra đảng – nhà nước thực hiện công tác kiểm tra cả về mặt đảng và chính quyền.
Theo Luật Hành chính địa phương (2015), tổ chức bộ máy cấp tỉnh ở Lào hiện nay là nhất thể hóa giữa người đứng đầu đảng và chính quyền, bí thư tỉnh ủy kiêm tỉnh trưởng, một số phó bí thư cũng kiêm phó tỉnh trưởng và các chức danh cơ quan khác ở tỉnh cũng tương tự như vậy.
Theo Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị (năm 2012) về số lượng ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh có từ 23 đồng chí trở lên, ban thường vụ tỉnh ủy không quá 1/3 của ủy viên ban chấp hành đảng bộ. Hiện nay, đa số cấp tỉnh có 7 Ủy viên ban thường vụ; 23 ủy viên ban chấp hành đảng bộ.
2.2.2.2. Về vai trò chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tỉnh trưởng
- Vai trò, chức năng:
Tỉnh trưởng là người đứng đầu chính quyền tỉnh, đại diện và chịu trách nhiệm đối với chính quyền cấp tỉnh, chỉ đạo chính quyền huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 30 và 31 của Luật Hành chính địa phương (2015).
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Theo Hiến pháp năm 2015 Khoản IX, Điều 88 và Luật Hành chính địa phương năm 2016, Khoản V, Điều 40, Tỉnh trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Triệu tập và làm chủ tọa cuộc họp
+ Chỉ đạo mọi công việc của cấp huyện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và hoạt động của văn phòng, các phòng và cơ quan ngang phòng.
+ Bổ nhiệm và bãi chức giám đốc sở, phó giám đốc sở
+ Phê duyệt về cơ cấu bộ máy và biên giới huyện, thành lập, tán thành, nhập, tách và thay tên bản.
+ Bổ nhiệm, luân chuyển và cách chức huyện trưởng, phó huyện trưởng. + Bổ nhiệm, luân chuyển và cách chức chánh văn phòng, trưởng phòng và thủ trưởng cơ quan của tỉnh.
+ Ra quyết định, chỉ thị và các văn bản khác; hủybỏcác văn bản của các sở phịng mà các văn bản đó sai pháp luật.
+ Đề nghị cấp trên hoãn các văn bản của ban, ngành ban hành sai luật. + Thu, chi ngân sách của tỉnh.
+ Tham dự cuộc họp của chính quyền trung ương theo giấy mời.
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.
+ Báo cáo kết quả thực hiện công việc của mình với Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Tỉnh trưởng
Phó Tỉnh trưởng giúp Tỉnh trưởng trong việc chỉ đạo cơng việc của chính quyền cấp tỉnh và phụ trách những công việc do Tỉnh trưởng giao.
Trong khi Tỉnh trưởng không thể trực cơ quan vì lý do nào đó thì Phó Tỉnh trưởng thực hiện nhiệm vụ đã được giao Phó phụ trách.
2.2.3. Bộ máy giúp việc
2.2.3.1. Văn phòng UBND tỉnh
Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh về Chương trình, kế hoạch cơng tác của UBND tỉnh; giúp Tỉnh trưởng kiểm sốt thủ tục hành chính, công tác ngoại vụ và công tác viên giới quốc gia trên biển; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp tỉnh; tổ chức, quản lý và cơng bố các thơng tin chính thức về hoạt động của UBND cấp tỉnh, của Tỉnh trưởng và các Phó Tỉnh trưởng; kết nối hệ thống thơng tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của UBND cấp tỉnh, Tỉnh trưởng; phục vụ các hoạt động chung của UBND cấp tỉnh; giúp Tỉnh trưởng và các Phó Tỉnh trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý công tác quản trị nội bộ của Văn phòng UBND tỉnh.
Văn phòng UBND tỉnh là một cơ quan thuộc chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp Tỉnh trưởng quản lý, thúc đẩy, kiểm tra công việc của toàn tỉnh, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, tổng hợp và quản lý các văn bản, tài liệu, là trung tâm quan hệ với các bộ phận của tỉnh, điều hành phục vụ công việc cho lãnh đạo tỉnh và quản lý trong nội bộ của mình.
2.2.3.2. Chức năng các sở, ban của chính quyền cấp tỉnh