Công tác triển khai, tổ chức thực hiện, đưa những quy định của pháp luật hòa giải ở cơ sở vào thực tế cuộc sống là một giai đoạn phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Vì hịa giải ở cơ sở là hoạt động ở cấp
thấp nhất của chính quyền cơ sở, nơi gần dân nhất, do đó vai trị làm chủ của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Có nhiều yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở cần chú ý sau:
Một là, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, giải thích,
hướng dẫn thực hiện pháp luật với cơng tác hịa giải ở cơ sở. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, giải thích, hướng dẫn pháp luật có vai trị tạo tiền đề cho việc thực hiện pháp luật. Mỗi hoạt động đều có nội dung cơng tác riêng nhưng đều liên quan chặt chẽ với nhau, trong mỗi hoạt động đều có ý nghĩa, tác dụng, ảnh hưởng của hoạt động khác. Thơng qua hịa giải, những quy định cơ bản của pháp luật về dân sự, đất đai, hơn nhân gia đình… cũng được tuyên truyền đến nhân dân; hòa giải viên chính là người giải thích, hướng dẫn cho các bên đương sự biết những quyền và nghĩa vụ của họ có liên quan trong tranh chấp đó. Hoạt động này cung cấp tri thức, hiểu biết về pháp luật (bên cạnh phân tích đạo lý truyền thống tốt đẹp), xây dựng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, làm cho các đương sự nhận thức được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ, hình dung được hành vi xử sự nào là đúng đắn.
Hai là, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở là của
cả hệ thống chính trị. Lâu nay khi đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật chúng ta chỉ coi đó là trách nhiệm của các cơ quan hành pháp, tư pháp. Thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở cho thấy, ngoài các cơ quan nhà nước, nếu toàn bộ các thành viên khác của hệ thống chính trị đều nêu cao trách nhiệm, có hình thức tổ chức tun tuyền, giải thích, vận động phù hợp với vai trị, chức năng của mình thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong thực hiện pháp luật. Tổ chức Đảng, Mặt trận và các thành viên của Mặt trận các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, phải đưa hòa giải vào chỉ tiêu thi đua coi như hoạt động thường xuyên của đơn vị, như vậy sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và sự đồng thuận của cả xã hội. Những hoạt động tổ chức thực hiện
pháp luật hòa giải ở cơ sở với sự tham gia của tồn bộ hệ thống chính trị dưới những hình thức phong phú, sinh động sẽ tạo nên dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình với những hành vi xử sự đúng đắn, lên án những hành vi xử sự trái pháp luật, qua đó cũng góp phần định hướng hành vi của cơng dân xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
Ba là, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật về hòa giải ở
cơ sở. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn, tổ chức vận động thực hiện pháp luật có tác dụng nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể. Tuy nhiên, vai trò này tác động đến các chủ thể khơng phải lúc nào cũng có kết quả như nhau, trong xã hội vẫn có những người vi phạm pháp luật. Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật. Đó là nội dung yêu cầu khách quan trong tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong thực tế. Các văn bản pháp luật về hịa giải ở cơ sở ln có quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.