Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

1.2.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, ngoài việc quy định chức năng giám sát của HĐND, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận quyền giám sát thuộc về một số tổ chức như MTTQVN, Cơng đồn Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội khác trong mặt trận. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND có những đặc điểm riêng.

- Thứ nhất, Hoạt động giám sát của HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, “…HĐND giám sát

việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND” [47]. Xuất phát từ cơ chế hình thành HĐND là do nhân

dân địa phương bầu nên, mà Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước nên việc thực hiện các quyền, trong đó có quyền giám sát chính là HĐND tiếp nhận quyền lực trực tiếp từ Nhân dân và sử dụng quyền lực đó thành quyền lực nhà nước.

Mặc dù được Hiến pháp ghi nhận quyền giám sát, nhưng MTTQVN và các Tổ chức CT - XH khác chỉ là những cơ quan được Nhà nước giao thực hiện một số quyền lực nhà nước, tức là gián tiếp nhận quyền từ Nhân dân, do đó khơng thể xem là cơ quan quyền lực nhà nước theo đúng nghĩa của nó.

- Thứ hai, hoạt động giám sát và kết quả giám sát của HĐND được đảm

bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước thông qua các biện pháp mang tính chất chế tài mà pháp luật quy định cho phép HĐND có thể sử dụng, như: bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do UBND cùng cấp hoặc nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp ban hành, bãi nhiệm các chức danh do HĐND bầu… Còn các cơ quan khác khơng có quyền sử dụng các chế tài này mà là sử dụng quyền lực chính trị - xã hội.

- Thứ ba, hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước

để thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủ theo pháp luật quy định và là một bộ phận quyền lực cấu thành không thể tách rời cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là quyền lực mà nhân dân địa phương trao cho cơ quan đại diện của mình theo một trình tự, thủ tục được pháp luật quy định để chăm lo và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân địa phương. Các chế tài của giám sát đó là HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ

chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các đối tượng giám sát có hành vi vi phạm; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp nếu các văn bản đó trái pháp luật, gây thiệt hại về KT - XH, ảnh hưởng an ninh, quốc phòng; bãi nhiệm, miễn nhiệm, đối với các chức danh do HĐND bầu; ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn; quyết định giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp.

- Thứ tư, đối tượng giám sát của HĐND bao gồm cả tổ chức cấu thành

của HĐND và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định hiện hành, HĐND giám sát thông qua việc xem xét, đánh giá hoạt động của TTHĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Với mục đích bảo đảm cho mọi hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát phải thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của Hiến pháp và pháp luật, nghị quyết của HĐND. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật khi phát hiện, cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh; kiến nghị những biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả những điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)