Thực tiễn thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

2.1. Vài nét về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực

2.1.2. Thực tiễn thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh

doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014

Về cơ bản, quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã có sự thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp. Hiện tại, việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đủ hồ sơ theo các quy định tại Điều 21 đối với DNTN, Điều 22 đối với Công y TNHH hai thanh viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và Điều 23 đối với công ty TNHH một thành viên của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phịng Đăng ký

kinh doanh cấp tỉnh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với từng loại hình doanh nghiệp.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp GCN ĐKDN cho doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.

- Trường hợp hồ sơ khơng hợp lệ thì Phịng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Nếu sau 03 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo yêu cẩu sửa đổi bổ sung hồ sơ thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Kể từ khi được cấp GCN ĐKDN, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- GCN ĐKDN do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi tồn quốc.

Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong Nghị định số 78/2015/NĐ- CP đã được hướng dẫn khá chi tiết và chặt chẽ hơn cả về nội dung và hình thức hồ sơ so với quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong q trình thực thi cơng vụ.

2.1.3. Thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp qua thời gian

Như đã nói ở trên, cải cách hành hính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp được coi là một trong những bước đột phá lớn nhất trong Luật Doanh

nghiệp, thay đổi cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” đã góp phần tích cực trong phần cải thiện môi trường đâu tư của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực ĐKDN, thay vì phải xuất trình nhiều loại giấy tờ, qua nhiều cơ quan như trước đây, nay doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ tại cơ quan ĐKKD và được cấp GCN ĐKDN trong vòng 03 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. Có thể thấy rằng, việc cải cách các thủ tục hành chính trong ĐKDN đã có tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp thơng qua tốc độ tăng của các doanh nghiệp từ năm 2000 đến nay. Hiện nay thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một trong những thủ tục hành chính thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình tham gia thị trường.

Việc bãi bỏ hàng loạt giấy phép con bằng quy định chứng chỉ hành nghề, bằng các điều kiện sau đăng ký doanh nghiệp đã tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư “tâm lý cởi trói” trong kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay tình trạng “tái xuất hiện” giấy phép con đang có xu hướng trở lại ở một số Bộ, ngành dưới nhiều hình thức đã gây cản trở không nhỏ cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh.

Luật chuyên ngành, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định một số ngành nghề phải có giấy phép hoặc phải có chứng chỉ hành nghề khi doanh nghiệp đến đăng ký doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, một số Bộ ngành đã có những quy định chun ngành (thơng qua Nghị định, Thơng tư) u cầu doanh nghiệp phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mới được đăng ký doanh nghiệp.

Cho đến nay, đánh giá chung cho rằng so với trước đây về thành lập doanh nghiệp (theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990), thủ tục đăng ký doanh nghiệp đã thực sự tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính. Kết quả, thời gian thành lập doanh nghiệp đã giảm từ khoảng hơn 90 xuống trung bình cịn 03 ngày. Ở nhiều nơi thời gian còn khoảng 1-2 ngày (giảm đáng kể so với 15 ngày theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999). Chi phí cho đăng

ký doanh nghiệp cũng giảm nhiều, còn từ khoảng 10 triệu đồng xuống còn khoảng 150.000 đồng [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)