7. Kết cấu của luận văn
1.3. Chủ thể thực hiện pháp luật trong quản lý di tíchvăn hố cấp quốc gia
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về DSVH theo quy định tại Điều 39 Nghị định 92/2002 ngày 11 tháng 11 năm 2002 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm QLNN về DSVH theo sự phân cơng của Chính phủ
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong việc phối hợp với bộ văn hóa thể thao và du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của chính phủ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong phạm vi địa phương theo quy định (Điều 49 Nghị định 92/2002 ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Uỷ ban nhân dân cấp huyện/thành phố chịu trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng và xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích (Điều 50 Nghị định 92/2002 ngày 11 tháng 11 năm 2002 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001.
1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa và di tích văn hóa cấp quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phịng Văn hố và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành gồm một số nội dung sau:
-Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương sau khi được phê duyệt;
- Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hố, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;
- Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hố và danh lam thắng cảnh ở địa phương;
- Thỏa thuận chủ trương lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh ở địa phương; hướng dẫn, tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết và các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
- Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các cơng trình nằm ngồi khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, mơi trường của di tích;
- Thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngồi công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương;
- Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân ở địa phương; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật của cơ sở giám định cổ vật tại địa phương.
1.3.5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Văn hố và Thơng tin
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phịng Văn hóa và Thơng tin được quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BN, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phịng Văn hố và Thơng tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Phịng Văn hố và Thơng tin cịn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại Điều 50 Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp huyện đối với việc quản lý di tích văn hóa
Như vậy Phịng Văn hố và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý di tích văn hóa nói riêng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn của Sở VHTT&DL tỉnh.
1.3.6. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBNND cấp xã
- Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa.
- Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên.
- Kiến nghị việc xếp hạng di tích.
- Phịng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự an tồn của di sản văn hóa.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Với ý nghĩa là một nguồn lực, văn hóa và di sản đang trở thành một dạng tài nguyên vô giá và vô tận nếu biết cách khai thác và gìn giữ, bảo vệ một cách khoa học Có thể nói rằng, chúng ta đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và có vai trị nhất định trong các tổ chức đó. Sự gia tăng các di sản văn hóa của Việt Nam trong các Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới cho thấy, di sản văn hóa và thiên nhiên ở nước ta phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình. Việc Nhà nước ta phê chuẩn các Công ước quốc tế về bảo vệ di sản và đã trở thành thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế là điều kiện thuận lợi để chúng ta có cơ hội tiếp nhận sự hỗ trợ ngày càng tăng về kinh phí, chuyên gia, kỹ thuật, đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên thế giới. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản, một mặt góp phần nâng cao phơng văn hóa của xã hội, nhưng mặt khác là biến di sản thành nguồn lực, là một giải pháp cơ bản phục vụ phát triển kinh tế, phát triển bền vững. Để quản lý tốt các di tích văn hố, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo thành khung pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động quản lý di tích. Thực hiện pháp luật quản lý di tích văn hố là hoạt động phức tạp, khó khăn, địi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của nhiều chủ thể, trước hết là cơ quan quản lý nhà nước về văn hố, địi hỏi phát huy tinh thần làm chủ của cộng đồng dân cư.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ DI TÍCH VĂN HĨA CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tổng quan về di tích văn hố cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Huế
2.1.1. Các di tích văn hóa cấp quốc gia được UBND thành phố Huế quản lý
Hiện nay, trên tồn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 07 di sản văn hóa thế giới được Unesco cơng nhận; Có 166 di tích trong đó có: 02 Di tích cấp quốc gia đặc biệt, 86 di tích cấp quốc gia, 78 di tích cấp tỉnh. 54 di tích được xếp hạng, trong đó UBND thành phố Huế được giao trực tiếp quản lý 18 di tích (8 di tích văn hóa cấp quốc gia, 10 di tích cấp tỉnh) và phối hợp quản lý 36 di tích.
Huế là một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế cịn bảo lưu khá điển hình diện mạo một kinh đơ của triều đại phong kiến mà các cơng trình kiến trúc độc đáo được bảo tồn phong phú đa dạng. Huế còn là một vùng đất có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động nhà cách mạng tiền bối cũng như nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85%- 86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở... Đây là vấn đề lớn đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích văn hóa ở TP Huế. Đa số các di tích văn hóa chịu tác động mạnh từ yếu tố tự nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm càng làm cho các di tích của tỉnh xuống cấp trầm trọng. Do vậy, cơng tác giữ gìn và phát huy di
tích văn hóa ở TP Huế cần phải được quan tâm đúng mức, để thế hệ mai sau còn biết đến Huế là một trung tâm quan trọng của các di sản Việt Nam.
2.1.2. Các di tích văn hóa cấp quốc gia được UBND thành phố Huế quản lý Bảng 2.1. Danh mục các di tích văn hóa xếp hạng cấp quốc gia do UBND
Thành phố Huế quản lý trực tiếp
Stt Tên di tích Địa điểm Năm công
nhận Ảnh thực tế 1 Đình miếu Thế Lại thượng P. Phú Hiệp 1999 2 Đình Phú Xuân P.Tây Lộc 1994 3 Khu mộ và Nhà thờ ông tổ nghề Kim Hồn P.Trưịng An, Phú Cát 1990 4 Khu mộ và Từ đường nhà thờ Tuy Lý Vương P. Phường Đúc, P.Vỹ Dạ 1991
5 Lăng mộ Trần Thúc Nhẫn P.Thủy Xuân 1994 6 Mộ và Nhà thờ ông tổ nghề đúc đồng P.Phường Đúc 1996 7 Ngôi mộ chung Thái Phiên – Trần Cao Vân P.Thủy Xuân 1990 8 Phủ thờ và Lăng mộ Diên Khánh Vương P. Vỹ Dạ, P.An Tây 2020
Nguồn tác giả cung cấp * Đình - Miếu Thế Lại Thượng: Đình - Miếu Thế Lại Thượng được xây
dựng trên phần đất của làng Thế Lại một làng cổ xứ Thuận Hóa, ra đời cách đây trên 500 năm, về sau,làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Đình và Miếu Thế Lại Thượng là một cụm di tích chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa xã hội. Cụm di tích này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 05/1999QÐ- BVHTT ngày 12-1-1999 của Bộ Văn hố Thơng tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
* Đình Phú Xuân: Đình được xây dựng từ năm 1738, trên địa bàn của
làng Phú Xuân Đến khi vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (tháng 4 năm Ất Sửu, 1805), thì dân làng Phú Xuân dời về phía sau Hồng thành Huế là vị trí hiện nay
Kiến trúc Đình Phú Xuân đã được triều đình nhà Nguyễn cho tu sửa nhiều lần. Ðình thờ các vị khai canh, gian tả thờ các vị có cơng với làng với họ, gian hữu thờ các vị Tiên tổ. Ðình Phú Xuân là kiến trúc dân gian độc đáo, duy nhất có trong Kinh thành Huế, và là một di tích q có từ thời các chúa Nguyễn. Vì những giá trị ấy, ngơi đình đã được xếp hạng là di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia tại quyết định số 2754/QÐBT ngày 15 tháng 10 năm 1994
* Khu mộ và nhà thờ ơng tổ nghề Kim Hồn: Khu lăng mộ tổ nghề kim
hoàn Việt Nam nằm ở phường Trường An, thành phố Huế. Lăng mộ thờ hai ông tổ nghề kim hồn là Cao Đình Độ và Cao Đình Hương được những người thợ kim hoàn lập nên để nhớ ơn công lao của hai ông trong việc truyền bá nghề này trên vùng đất Huế và ba miền đất nước. Với giá trị lịch sử và quy mô, kiến trúc, hệ thống khu lăng mộ tổ nghề kim hoàn đã được Bộ Văn hóa – Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 168 – QĐ/VH ngày 2/3/1990.
* Khu mộ và nhà thờ từ đường Phủ Tuy Lý Vương: Phủ Tuy Lý Vương
nằm ở số 140 đường Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, thành phố Huế Ơng hồng Tuy Lý Vương là con trai thứ 11 của vua Minh Mạng, tên gọi Nguyễn Phúc
Miên Trinh. Ông làm thơ hay, nên sau này vua Tự Đức (cháu ruột) mới làm hai câu tuyệt bút được ghi vào sử sách, để ca ngợi: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”.
Nhà thờ được xây dựng vào năm 1866 để thờ mẹ, nhà phía sau thờ ơng hồng sau khi ông mất năm 1897. Trong số hiện vật quý báu, đáng chú ý nhất là ba cái tủ kính đựng các tác phẩm và 150 mộc bản bằng gỗ thị, khắc in thơ văn của ông, Phủ Tuy Lý Vương được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1991.
* Di tích Lăng mộ nhà yêu nước Trần Thúc Nhẫn: Di tích lăng mộ Trần
Thúc Nhẫn tọa lạc trên đồi thông Từ Hiếu, thuộc Phường Thủy Xuân thành phố Huế.
Trần Thúc Nhẫn, tự Hy Nhân. Ông là người làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế).Tháng 7 (âm lịch) năm Quý Mùi (tháng 8 năm 1883), tàu chiến Pháp tiến vào cửa Thuận An, huy hiếp kinh thành Huế. Lập tức, vua Hiệp Hòa cử Trần Thúc Nhẫn làm trưởng đoàn đi thương thuyết với quân Pháp Việc thương thuyết không thành, Hải quân thiếu tướng Courbert cùng với Toàn quyền Harmand đem tàu chiến vào đánh cửa Thuận An, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 8 (dương lịch) năm 1883, thì Trấn Hải Thành vỡ. Ngay hôm ấy Trần Thúc Nhẫn và Lâm Hồnh đã gieo mình xuống sơng tự tử
Mộ Trần Thúc Nhẫn được cơng nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 2754-QĐ/BT ký ngày 15 tháng 10 năm 1994
* Nhà thờ và khu mộ ông tổ nghề đúc đồng: Nhà ông tổ nghề đúc đồng
toạ lạc tại Khu vực 5, Phường Đúc, TP Huế.
Theo tư liệu và sử sách để lại, nghề đúc đồng đã có mặt ở Huế từ rất sớm. Nhà Nguyễn lúc bấy giờ ngồi việc sản xuất lương thực, cịn chủ trương