Thay đổi, bổ sung các quy định, chính sách hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 79)

2.3.2 .Những hạn chế

3.3. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp

3.3.1. Thay đổi, bổ sung các quy định, chính sách hiện hành

3.3.1.1. Khẩn trương ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đầy đủ, thống nhất, cụ thể:

- Hệ thống và cơng khai hóa các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chính phủ cần tập hợp và cơng bố cơng khai để mọi doanh nghiệp, cá nhân có thể biết danh mục, bao gồm:

+ Danh mục ngành nghề kinh doanh;

+ Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đó;

+ Danh mục ngành nghề kinh doanh cần giấy phép và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép đó;

+ Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện kinh doanh và các điều kiện kinh doanh cụ thể đối với từng ngành nghề đó.

Danh mục này phải được định kỳ hàng năm xem xét lại hoặc được xem xét lại theo yêu cầu của cá nhân hoặc doanh nghiệp khi phát sinh những bất hợp lý.

- Đẩy mạnh hơn nữa cải cách nội dung, quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh và các điều kiện để gia nhập thị trường đơn giản, khoa học và hiệu quả. Đây có thể được coi là bước tiếp tục của cuộc cách mạng về thủ tục hành chính, bởi lẽ:

Trên thực tế, hiện nay việc khởi sự doanh nghiệp đòi hỏi một thời gian dài, thực hiện nhiều thủ tục và địi hỏi nhiều chi phí khơng chính thức. Để hồn tất các thủ tục hành chính cho một ý tưởng kinh doanh được thực hiện, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính như: đăng ký doanh nghiệp; khắc dấu; kê khai thuế; mua bán hóa đơn lần đầu; mở tài khoản; Tìm hiểu với cơ sở; Lập dự toán và chấp thuận về nguyên tắc; đo vẽ, lên phương án đền bù; Nhận quyết định giao đất và phê duyệt phương án đền bù; đền bù và giải phóng mặt bằng; Bàn giao đất trên thực địa và ký hợp đồng thuê/giao đất; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng (nếu là doanh nghiệp sản xuất)… với một khoản chi phí lớn gấp nhiều lần chi phí chính thức. Trên thực tế, có nhiều trường hợp mà để hồn tất thủ tục này phải mất một thời gian vài năm.

Nhìn tổng thể doanh nghiệp khơng chỉ khó khăn trong việc thực hiện từng thủ tục riêng lẻ mà trong cả hệ thống này, cụ thể:

+ Các thủ tục chỉ có thể được thực hiện sau khi các thủ tục trước hồn tất. Do đó, khó khăn hay trì hỗn trong việc thực hiện một thủ tục cũng có thể gây ra sự trị hỗn, kéo dài cho cả một q trình.

+ Các thủ tục thường bị mất nhiều thời gian cho quá tình chuẩn bị hồ sơ và việc phải đi lại nhiều lần lên cơ quan có thẩm quyền nhận lại và sửa chữa hồ sơ, do đó thời gian thực tế hồn tất các thủ tục thường là dài hơn so với thời gian quy định của luật.

+ Một số thủ tục là chồng chéo, bất hợp lý, không cần thiết. Tuy nhiên trong mỗi thủ tục doanh nghiệp lại phải chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Mặt khác, tính khơng tiên liệu trước khi thực hiện các thủ tục hành chính thể hiện ở việc nhà đầu tư khi nộp hồ sơ tiến hành một thủ tục hành chính khơng thể biết trước được là họ có thành cơng khơng, sẽ cịn có thủ tục nào phát sinh thêm hay khơng? Chi phí ra sao? Nếu thành cơng thì khi nào xong?. Nhiều trường hợp, nhà đầu tư cũng mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị tài liệu trong hồ sơ bởi những thủ tục phát sinh, không lường trước hoặc phải chuẩn bị những giấy tờ khơng cần thiết. Tuy nhiên để có được mội loại giấy tờ trong hồ sơ đó, người nộp hồ sơ nhiều khi lại phải thực hiện một thủ tục hành chính nữa. Kết quả là thủ tục phát sinh thủ tục. Rất nhiều trường hợp, tài liệu u cầu đó khơng thể có trước được.

+ Hệ quả của hiện tượng này là không tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư vi phạm pháp luật hoặc khi đã “chót” thực hiện thủ tục hành chính thường cố hồn thành kể cả bằng chi phí bổ sung, tạo dư địa cho sự tham nhũng. Sự không ổn định, tiên liệu trước được của thủ tục hành chính có thể là ngun nhân hoạt động không hiệu quả, ổn định và phá sản doanh nghiệp.

+ Quy định phức tạp, nhiều thủ tục đôi khi mang lại kết quả ngược lại so với mục tiêu đặt ra. Cá nhân giàu có và có quan hệ hồn tồn có thể tránh được sự phức tạp của quy định và thậm chí đó lại chính là quy định bảo hộ họ, ngăn cản cá nhân khác tham gia thị trường. Chính những quy định phức tạp đã khuyến khích doanh nghiệp hoạt động phi chính thức.

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” ở các cơ quan quản lý nhà nước, quy định công khai, minh bạch về nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các chế độ thông tin doanh nghiệp.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ chế phối hợp xác định nhân thân người thành lập và quản lý doanh nghiệp:

Nhân thân người thành lập và quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và là một nội dung quan trọng trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Việc quản lý nhân thân người thành lập liên quan trực tiếp đến công tác quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong việc lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh của tồn xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, người thành lập và quản lý doanh nghiệp và của người tiêu dùng; nâng cao tính chính xác của các thông tin đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ban hành các quy định quản lý này phải đảm bảo nguyên tắc khơng gây ảnh hưởng đến quy trình, thủ tục và thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, và việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả và tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

3.3.1.2. Sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chưa thống nhất hoặc gây cản trở đến quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp

Tại Điều 3 của Luật Doanh nghiệp 2014 về việc áp dụng luật chuyên ngành liên quan đến thủ tục thành lập DN dẫn đến phân tán đầu mối đăng ký thành lập DN, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi có yêu cầu thay đổi hoạt động kinh doanh.

Để khắc phục sự chồng chéo giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo quyền tự do thành lập doanh nghiệp, cần thống nhất việc quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để cho việc quản lý doanh nghiệp phù hợp với thực tế hiện nay.

Cụ thể, phải trả lại thẩm quyền đăng ký kinh doanh cho chủ thể có thẩm quyền được quy định theo Luật Doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Các cơ quan khác chỉ có chức năng kiểm sốt điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực mình phụ trách.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện áp dụng thống nhất về đăng ký kinh doanh đối với tất cả các ngành nghề, khơng để tình trạng các luật chun ngành lấn sân Luật Doanh nghiệp, tạo sự chồng chéo trong việc quản lý doanh nghiệp.

Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh, thiết lập một hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện.

Coi việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép hoạt động là những hoạt động độc lập với việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là nhằm xác lập tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp. Nó hoàn toàn khác với việc cho phép doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó.

Thực hiện thống nhất nguyên tắc: đã hoạt động kinh doanh thì trước tiên phải đăng ký kinh doanh để xác lập tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh, sau đó cấp giấy phép hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

3.3.2.Nâng cao nhận thức, năng lực quản lý và trách nhiệm của bộ máy chính quyền các cấp

3.3.2.1. Hồn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh

Xây dựng một hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh độc lập, được tổ chức thống nhất, ngành dọc, được trang bị hiện đại và đầy đủ phương tiện hoạt động. Xây dựng được một hệ thống thơng tin doanh nghiệp tồn quốc, thường xuyên cập nhật cùng với quá trình đăng ký doanh nghiệp. Hơn thế nữa, hệ thống thông tin doanh nghiệp này phải có thể truy cập được với một mức phí khơng q cao. Thơng qua hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp có thể đăng ký doanh nghiệp và những thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả thông qua mạng internet. Chức năng của cơ quan đăng ký kinh doanh nên tập trung vào:

- Đăng ký doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật. - Cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các bên có nhu cầu.

3.3.2.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước

Tình trạng hiện nay các cơ quan nhà nước hoạt động tư tưởng cục bộ, đơn lẻ, thậm chí nhiều nơi cịn mang tính bất hợp tác. Việc tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc sau:

- Hệ thống pháp luật, minh bạch, rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ.

- Hiện đại hóa bộ máy quản lý nhà nước, nối mạng giữa các cơ quan nhà nước.

- Quy định việc có trách nhiệm cung cấp thơng tin, trách nhiệm và thời hạn phải trả lời khi được hỏi ý kiến.

3.3.2.3. Xây dựng chính quyền thân thiện với dân

Để có thể xây dựng một chính quyền thân thiện với doanh nghiệp, thì trước hết phải làm được những việc sau:

- Phải đảm bảo một cơ chế lương phù hợp, ít nhất cũng phải đủ trang trải cho cuộc sống cho những người làm việc trong bộ máy chính quyền.

- Kiềm chế hành vi trục lợi, thực thi pháp luật một cách thông minh, công bằng, không phân biệt đối xử. Tạo dựng tình cảm cho đội ngũ doanh nghiệp; điều này chỉ có thể làm được nếu trước hết chính quyền phải tin vào dân, thay đổi tư duy “bắt lỗi” doanh nghiệp bằng tư duy “hướng dẫn”, giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật.

3.3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức chính quy, hiện đại

Đây là một nhân tố quan trọng nhất, quyết định cơ bản đến hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và hiệu quả cơng tác cải cách hành chính nói riêng. Họ là người xây dựng (đặt ra) các quy định (cơ chế) và đồng thời là người thực hiện các cơ chế đó trong thực tiễn. Do đó yếu tố năng lực, trình độ cũng như phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ cơng chức có ý nghĩa quyết định tới sự thành cơng của cơng cuộc cải cách nói chung và trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy cần:

- Đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ công chức làm thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐKDN; Xóa bỏ nhận thức “xin – cho”. Nhận thức đúng về trách

nhiệm của nhà nước, của công chức nhà nước. Việc cấp GCN ĐKDN khi khơng có căn cứ từ chối là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức làm công tác ĐKDN.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức làm thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐKDN về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác;

- Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, thiết lập cơ chế đánh giá hiệu lực, hiệu quả công tác của các bộ phận, của mỗi cán bộ công chức.

- Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)