77
chức là người dân tộc thiểu số huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Mục tiêu
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắc Lắc xác định mục tiêu về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/58/2022 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức người DTTS có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, gương mẫu; tư duy đổi mới; năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đảm bảo cơ cấu, chất lượng và số lượng phù hợp với tỷ lệ người DTTS trên địa bàn. Từng bước nâng cao hợp lý tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk phát triển nhanh và bền vững”; Ban Thường vụ Huyện ủy Ea Súp đã xây dựng Kế hoạch số 132-KH/HU, ngày 08/7/2022 về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 19/5/2022 về “xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nguời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”…. , trong đó xác định mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là người DTTS:
- Mục tiêu tổng quát
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, QLNN, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với CBCC là người DTTS. Đồng thời, xây dựng đội ngũ CBCC là người DTTS có bản lĩnh chĩnh trị vững vàng; có phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có trình độ kiến thức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ và phù hợp với vị trí việc làm được đảm nhận.
+ Từng bước nâng cao tỷ lệ CBCC người DTTS nhưng không tăng số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
78
+ Tiếp tục triển khai, lồng ghép đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để phát huy, củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; trẻ hóa đội ngũ CBCC là người DTTS.
+ Mục tiêu cụ thể
Để tăng năng cao trình độ kiến thức cần đặt ra mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, số CBCC là người DTTS có trình độ như sau:
+ 100% CBCC là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn từ Đại học trở lên.
+ Hàng năm ít nhất 60% CBCC người DTTS được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.
+ Về lý luận chính trị: 100% CBCC là người DTTS có trình độ lý luận chính trị Trung cấp trở lên
+ Về kiến thức QLNN: 100% CBCC là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN.
+ Về tin học, ngoại ngữ: 100% CBCClà người DTTS được bồi dưỡng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, tập huấn sử dụng các phần mềm, khai thác dữ liệu phục vụ công tác.
+ Về ngoại ngữ: 100% CBCC là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản.
3.2.2. Phương hướng
3.2.2.1. Thực hiện nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số phải đồng bộ, tồn diện đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm
Yêu cầu về tính đồng bộ trước hết là đồng bộ chất lượng giữa CBCC cấp xã và CBCC cấp huyện, giữa CBCC lãnh đạo và CBCC chuyên môn; CBCC ở các lĩnh vực. CBCC phải có kiến thức đồng bộ, tồn diện về kiến thức chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa …; đồng bộ giữa các mặt, các khâu, từ
79
việc quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, chính sách đãi ngộ... Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chất lượng của CBCC, xác định yếu mặt nào, kiến thức nào cần được bổ sung, mà tập trung đào tạo, bồi dưỡng nội dung đó. Đối với đội ngũCBCC là người DTTS của huyện Ea Súp cần đặt trọng điểm, trọng tâm vào việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và kỹ năng thực thi công vụ.
Trong công tác tổ chức CBCC, đồng thời với việc tiến hành đồng bộ các hoạt động cũng cần có trọng tâm, trọng điểm. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là người DTTS cần tập trung vào khâu tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, kiểm tra, đánh giá và chính sách CBCC.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số gắn liền với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hịa bình, hợp tác, hội nhập và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống và biến đổi khí hậu có nguy cơ ngày càng tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng quốc tế hóa nguồn nhân lực vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước nhanh và bền vững đang chuyển sang giai đoạn mới, cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu, khó khăn và phức tạp hơn. Tình hình đó tác động mạnh mẽ, tồn diện, sâu sắc đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới và phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra. Đó là xây dựng đội
80
ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng, cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước cơng nghiệp hiện đại; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số gắn liền với tình hình tổ chức, hoạt động và yêu cầu thực tiễn của địa phương
Ea Súp là huyện biên giới, đều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp và không đồng đều, với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, tư tưởng bảo thủ ở một bộ phận CBCC và nhân dân còn nặng nề, việc nắm bắt thực tiễn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cịn chậm, đây lại là nơi trọng yếu về an ninh, chính trị. Việc nâng cao chất lượng CBCC là người DTTS phải đứng trên quan điểm hệ thống, kế thừa và phù hợp với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phải phù hợp sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương. Có như vậy, chất lượng CBCC là người DTTS tại huyện Ea Súp mới được nâng cao.
Do đó địi hỏi phải xây dựng và phát triển được một đội ngũ CBCC là người DTTS ngang tầm; họ phải hiểu được bản chất và tính quy luật của các hiện tượng, tổ chức, định hướng suy nghĩ, hành động của quần chúng... Bởi CBCC là người DTTS không chỉ là những nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà còn là những nhà chun mơn, cơng tác trên địa bàn mang tính đặc thù và hết sức nhạy cảm. Vậy nên, trước yêu cầu mới này, họ không thể chỉ làm việc bằng vốn liếng kinh nghiệm tích luỹ của bản thân, mà họ cần phải được đào tạo một cách hệ thống, công phu, trang bị tri thức khoa học mang tính tồn diện, đủ sức đáp ứng những u cầu cao của tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
81
hóa mà trước hết là lĩnh vực chuyên môn họ đang đảm trách. Để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp trong thời gian tới thì CBCC là người DTTS là lực lượng góp phần quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo, triển khai các kế hoạch đã đề ra. Do đó, việc hồn thành tốt các mục tiêu trên cũng chính là tiêu chuẩn, thước đo, là công việc của CBCC là người DTTS. Ngoài ra, trong cơ chế thị trường hiện nay, đội ngũ này cần phải có những năng lực và kiến thức nhất định. Bởi vậy, cơng tác CBCC địi hỏi phải bám sát định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở huyện, căn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường để xây dựng đội ngũ CBCC cho phù hợp và có hiệu quả. Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn, thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũCBCC nói chung và CBCC là người DTTS trong từng thời kỳ.
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số huyện Ea Súp cần chú trọng vào nâng cao trình độ, kỹ năng thực thi cơng vụ
Xuất phát từ những hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ tin học và ngoại ngữ của CBCC là người DTTS trên địa bàn huyện, thậm chí có trường hợp CBCC chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Ảnh hưởng lớn đến việc thực thi công vụ của CBCC không đạt hiệu quả. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC là người DTTS.
Đối với mỗi CBCC là người DTTS thì thơng qua mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị mỗi CBCC cần đổi mới tư duy, sáng tạo và cần linh hoạt, nhạy bén trong xử lý công việc, nâng cao năng lực thực thi công vụ. Đặc biệt, mỗi CBCC phải nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động gia đình, họ hàng và người dân địa phương chấp hành tốt, sống và làm
82
việc theo tinh thần pháp luật