7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật đối với người có cơng
1.4.5. Yếu tố nguồn nhân lực thực hiện
Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong bản thân của từng cá nhân con người. Theo đó, nguồn nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. Trong quản lý nhà nước về người có cơng, nguồn nhân lực chính là cơng tác cán bộ, là đội ngũ cán bộ thực hiện công tác pháp luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng.
Cơng tác cán bộ thực hiện pháp luật đối với người có cơng là tổng thể các biện pháp của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Đội ngũ thực hiện
công tác pháp luật về người có cơng là một bộ máy từ cấp trung ương đến địa phương. Tại cấp trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về người có cơng. Theo đó là các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ở các địa phương. Những người thực hiện pháp luật về người có cơng cần là những người nắm rõ pháp luật về người có cơng, đồng thời cũng nhận thức rõ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tình trạng của người có cơng.
Trước hết, đội ngũ cán bộ thực hiện pháp luật về người có cơng cần nắm rõ chủ trương, chính sách, đường lối, pháp luật về người có cơng. Từ đó, đội ngũ này mới có thể thực hiện tốt, đưa các chính sách này vào thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó, các cán bộ cũng cần là những người có tâm, hiểu rõ lịch sử, truyền thống quý báu uống nước nhớ nguồn để thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa với những người có cơng một cách thấu tình đạt lý nhất. Hơn nữa, những cán bộ này là những người hiểu rõ tình hình địa phương, tình trạng người có cơng tại địa phương để có thể đưa ra các hướng thực hiện, những đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm đảm bảo sự quan tâm, quyền lợi đối với người có cơng tại địa phương đó một cách tồn diện.
Nhìn chung, đội ngũ thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về pháp luật đối với người có cơng phải là những con người có kiến thức, có đạo đức, nắm rõ tình hình thực tiễn. Có như thế, pháp luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng mới có thể được kiện tồn, người có cơng mới có thể nhận được đầy đủ các quyền lợi cũng như nghĩa vụ pháp luật và an sinh xã hội đã đề ra. Yếu tố con người – cán bộ thực hiện luôn là yếu tố “tế bào” cho tất cả các hoạt động pháp luật nói chung và pháp luật về người có cơng nói riêng.
Tiểu kết chương 1
Pháp luật người có cơng là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện các ưu đãi xã hội với một nhóm người cụ thể – những người được xác định là những người có cơng. Hay, chính sách ưu đãi người có cơng là sự đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có cơng và gia đình họ. Chính sách này vừa thể hiện tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, vừa thể hiện được vai trò của nhà nước vào các vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như những người có cơng với cách mạng bởi những đặc điểm về tâm sinh lý và sức khỏe của nhóm đối tượng này.
Pháp luật người có cơng là cơng cụ quan trọng trong quản lý xã hội của lĩnh vực chính sách cơng. Thực hiện chính sách cơng là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về người có cơng đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể nhằm thực hiện tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về người có cơng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về người có cơng đảm bảo quyền con người của người có cơng và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững.
Thực hiện chính sách người có cơng ở một tỉnh, địa phương đòi hỏi thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực để thực hiện pháp luật người có cơng hiệu quả trong thực tiễn. Do đó, việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về pháp luật người có cơng là những cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực hiện pháp luật đối với người có cơng tại một địa phương cụ thể, điển hình (thành phố Cao Bằng) ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG