Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 61)

2.1. Tình hình thanh niên nông thôn tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa

2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giải quyết việc làm

làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15km. Tồn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã thuộc vùng bãi ngang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16.228,72 ha. Dân số trung bình 77.491 người, mật độ dân số 493 người/km2.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất huyện Quảng Điền

Đơn vị tính: ha

Tổng diện tích

Trong đó Đất

SXNN Đất Lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản

Đất chuyên

dùng Đất ở 16228,72 5513,02 1188,72 926,74 1671,39 1351,52

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2020

Qua bảng 2.1 về hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất, ta có thể thấy đất của huyện Quảng Điền chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp với 5513,02 ha (chiếm 33,9%), sau đó là đất chuyên dùng 1671,39 ha (chiếm 10,3%), và đất ở là 1351,52 ha (chiếm 8,3%), đất Lâm nghiệp chiếm 1188,72 ha (chiếm 7,3%), cịn lại là đất ni trồng thủy sản chiếm 962,74 ha.

- Địa hình: Phần lớn diện tích huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa

hình được chia thành 3 vùng chính sau: Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ: gồm thị trấn Sịa và các xã: Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng

tự nhiên khoảng 8.835 ha, chiếm 54,2% tổng diện tích tồn huyện. Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và tỉnh. Vùng cát nội đồng: chủ yếu gồm hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi; có diện tích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31% diện tích tồn huyện. Phần lớn diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 - 10 mét so với mực nước biển. Tổng chiều dài bờ biển 12 km, phá Tam Giang có diện tích 3.490 ha. Vùng ven biển - đầm phá: gồm hai xã ven biển Quảng Công và Quảng Ngạn, với tổng diện tích tự nhiên 2.362 ha, chiếm 14% diện tích tồn huyện. Đây là vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện lỵ bởi phá Tam Giang, địa hình chủ yếu là đồi cát trắng với độ cao bình quân (+10 m so với mực nước biển); là dải đồng bằng hẹp, bề ngang bình quân 450 m. Đây là vùng có tiềm năng lớn về ni trồng và đánh bắt thuỷ sản của huyện.

- Khí hậu: Quảng Điền thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng hai năm sau. Tháng 10 - 11 thường kéo theo lũ lụt, bão, lốc và áp thấp nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 250C, nhiệt độ lúc cao nhất là 39,90C và lúc thấp nhất 8,80C

Các đặc điểm tự nhiên như trên đã gây khó khăn, ảnh hưởng lớn cho sản xuất và đời sống, đặc biệt là địa hình khơng thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Trong 5 năm (2015 - 2020), dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự cố gắng của toàn dân, kinh tế của huyện Quảng Điền có sự tăng chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng; đã huy động được khá nhiều và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, kinh tế - xã hội các vùng có chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được nâng lên; an sinh xã hội được quan tâm tốt hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phòng được củng cố, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chương trình xây dựng nơng thơn mới đạt những kết quả quan trọng, tranh thủ huy động nguồn lực trong Nhân dân, các thành phần kinh tế và hỗ trợ đầu tư của trên để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất kinh doanh; hiện nay có 10/10 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, huyện Quảng Điền là huyện đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020 theo Quyết định số 560/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy mơ giá trị sản xuất tồn huyện tăng gấp 1,24 lần; sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng gấp 1,23 lần, dịch vụ tăng gấp 1,44 lần, nông lâm thuỷ sản tăng 1,07 lần (so sánh với năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm 12,4%, công nghiệp - xây dựng tăng 4,3%, dịch vụ tăng 8,1%. Tổng mức đầu tư toàn xã hội 5 năm khoảng 2.739,9 tỷ đồng, tăng bình quân 12,4%/năm. Thu ngân sách tăng gấp 1,83 lần, tăng bình quân 12,8%/năm, trong đó thu ngồi quốc doanh tăng gấp 1,23 lần; hoàn thành chỉ tiêu thu tiền cấp quyền sử

dụng đất hàng năm, gấp 3,15 lần so với năm 2015, tăng bình quân 56,3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38 triệu đồng/năm, tăng 30,3% so với năm 2015.

Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nơng thơn Năm Tổng số

Phân theo

giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2017 81774 40329 41445 10753 71021 2018 80350 39713 40637 10233 70117 2019 77236 38054 39182 9906 67330 2020 77491 38115 39376 10078 67413 Tỷ lệ tăng (%) 2017 97,5 97,8 97,2 99,6 97,2 2018 98,3 98,5 98,1 95,2 98,7 2019 96,1 95,8 96,4 96,8 96,0 2020 100,3 100,2 100,5 101,7 100,1 Cơ cấu (%) 2017 100,0 49,3 50,7 13,1 86,9 2018 100,0 49,4 50,6 12,7 87,3 2019 100,0 49,3 50,7 12,8 87,2 2020 100,0 49,2 50,8 13,0 87,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2020

Về dân số huyện Quảng Điền, qua bảng trên ta có thể thấy dân số của huyện Quảng Điền có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng không đáng kể và tập trung ở nông thôn là chủ yếu, chiếm khoảng 87,1% tổng dân số của tồn huyện. Do đó, số lao động ở nơng thơn cũng chiếm phần lớn dân số tồn huyện.

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến và tiến bộ rõ rệt, chất lượng các hoạt động văn hóa được nâng lên, các giá trị văn hóa tiếp tục được bảo tồn và phát huy, những vấn đề bức xúc được quan tâm giải quyết; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Hoạt động văn hóa thơng tin đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị và đời sống nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”, xây dựng làng, xã và gia đình văn hóa được duy trì và phát

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát triển kinh tế, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hoạt động truyền thanh, truyền hình có nhiều đổi mới; dịch vụ bưu chính viễn thơng phát triển mạnh, mạng di động đã phủ sóng tồn huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Về Giáo dục và Đào tạo phát triển khá toàn diện, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ được chú trọng, đã thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi một cách bền vững; 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở - xóa mù chữ đạt mức độ 2. Bình qn mỗi năm có trên 1.100 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng về số lượng và chuẩn hoá về chất lượng. Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay, có 34/48 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 70,83%. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển tích cực.

Về y tế: Trung tâm y tế huyện đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng bệnh viện và ứng dụng các trang thiết bị y tế, kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; nhiều kỹ thuật y tế tiên tiến đã được sử dụng trong chẩn đoán, điều trị tại trung tâm y tế huyện. Duy trì 11/11 đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và 100% Trạm y tế có bác sĩ. Thực hiện các chính sách thu hút bác sĩ về phục vụ ở địa phương. Tổ chức khám và cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách trong huyện.

Hệ thống đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Phát triển đa dạng, hình thành và phát triển sàn giao dịch việc làm, tư vấn tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp. Bình quân hằng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nằm trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện Quảng Điền đạt 60,83% (26.664/43.832 người), giải quyết việc làm mới từ 1.350 - 1.500 lao động. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho

lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã đào tạo nghề cho 4.700 lao động, giải quyết việc làm hoặc lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm với hơn 3.600 lao động, đạt tỷ lệ 76,6% lao động qua đào tạo nghề có việc làm; từng bước có sự gắn kết giữa đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trên địa bàn huyện có Trường trung cấp Nghề (nay đã sáp nhập vào Cao đẳng Công nghiệp Huế năm 2019), Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Trường trung cấp Nghề và các cơ sở dạy nghề được đầu tư thiết bị dạy nghề tương đối đầy đủ phục vụ cho quá trình dạy và học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác dạy nghề được nâng lên về cả số lượng và chất lượng.

Đối với chương trình phát triển du lịch, dịch vụ, huyện Quảng Điền coi trọng việc liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế vùng ven biển, đầm phá Tam Giang, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, các làng nghề truyền thống trên địa bàn để phát triển du lịch (như đình làng Thủ Lễ, đây là di tích lịch sử cấp quốc gia cịn giữ được nét kiến trúc cổ xưa rất tinh tế; có thành cổ Hoá Châu, phủ Bác Vọng, phủ Phước Yên, chùa Thành Trung, chùa Thiện Khánh; nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cơng viên văn hố và khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu, đền thờ Đặng Hữu Phổ, miếu thờ Nguyễn Hữu Dật..); hình thành được một số Tour, tuyến du lịch thường xuyên về trên địa bàn và khu ẩm thực đặc sản vùng biển, đầm phá Tam Giang. Tạo bước đột phá về du lịch, dịch vụ gắn với phát triển kinh tế biển và đầm phá Tam Giang. Tăng cường công tác xúc tiến, giới thiệu quảng bá hình ảnh, tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch của huyện, nhất là vùng đầm phá Tam Giang thơ mộng với các hoạt động trải nghiệm thú vị và cảnh quan sinh thái vùng đất ngập nước Tam Giang rộng lớn với khoảng 22.000 ha, nơi đây có nhiều tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng đang được bảo tồn và phát huy có hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống rừng ngập mặn ở xã Quảng Lợi khoảng 5 năm tuổi đang phát triển xanh tốt với các loại cây Bần chua và Dừa nước đã trở thành nơi cư trú, sinh sản của nhiều loại thủy sản như cua, cá, tôm, và tạo điều kiện nâng cao đời sống sinh kế cho hàng nghìn hộ dân của xã Quảng Lợi. Hiện

nay, hệ thống rừng ngập mặn này là một trong những địa điểm tham quan, du lịch sinh thái trên vùng đầm phá Tam Giang của huyện được du khách yêu thích lựa chọn trải nghiệm. Do đó, để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ du lịch, Quảng Điền sẽ tập trung kêu gọi đầu tư các dự án, nhà đầu tư có quy mơ, tầm chiến lược để tạo sự chuyển biến về phát triển kinh tế trên địa bàn. Phấn đấu phát triển ít nhất mỗi xã có 01 sản phẩm du lịch.

2.1.2.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

* Về thuận lợi:

Thứ nhất: Về vị trí địa lý, mặc dù khơng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nhưng

Quảng Điền là huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cửa ngõ tiếp giáp với huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà và Thành phố Huế. Hệ thống đầm phá Tam Giang rộng, dài, phong phú với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, thu hút nhiều khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Vì vậy sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động thanh niên năng động, sáng tạo.

Thứ hai: Quảng Điền có tốc độ tăng trưởng và phát triển khá, cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 43,9%. Huyện cũng có nhiều làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp với nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh cao. Nhiều làng nghề đã thu hút được một bộ phận lớn lao động thanh niên tham gia với thu nhập ổn định.

Thứ ba: Quảng Điền có lực lượng lao động trẻ tương đối lớn. Bên cạnh đó,

với truyền thống văn hóa yêu nước, giàu truyền thống cách mạng, là cái nôi nuôi dưỡng của nhiều người con ưu tú như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà thơ Tố Hữu, Quảng Điền có nền giáo dục - đào tạo với chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn cao. Ngoài ra, giáo dục đào tạo được chú trọng cũng góp phần làm tăng chất lượng lao động của huyện và nâng cao trình độ nhận thức của lao động nơng thơn, họ sẽ tiếp thu các tiến bộ của khoa học cơng nghệ một cách nhanh chóng làm năng suất lao động cao hơn. Vì vậy, lực lượng lao động có trình độ, năng lực và tay nghề

sẽ là tiêu chí quan trọng trong tìm kiếm việc làm ở các cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện.

Thứ tư, huyện cũng đã và đang tiếp tục quan tâm đến xây dựng, ban hành

nhiều cơ chế, chính sách cởi mở, thơng thống nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào đầu tư để sản xuất, kinh doanh. Huyện ln ưu tiên bố trí nguồn lực để xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, giao thơng. Đặc biệt, huyện đã hồn thiện khu công nghiệp Quảng Vinh, Bắc An Gia, Quảng Lợi hứa hẹn nhiều cơ hội lao động thanh niên ở một số ngành nghề như may mặt, cơ khí, mộc - mỹ nghệ,…

* Về khó khăn:

Thứ nhất: Do vị trí địa lý là vùng thấp trũng, chịu nhiều thiên tai, bão lụt, đặc

biệt gần đây tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản xuất, lao động và thu nhập của một bộ phận lớn lao động nông thôn, nhất là lao động thanh niên.

Thứ hai: Quy mô nền kinh tế và các ngành kinh tế trên địa bàn huyện còn nhỏ. Hiệu quả sản xuất còn thiếu ổn định, chưa bền vững. Thu hút đầu tư và huy động vốn đầu tư cịn khó khăn, chưa có nhiều dự án sản xuất kinh doanh quy mô lớn.

Thứ ba: Tài nguyên biển và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú nhưng

chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong phát triển dịch vụ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)