Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 48)

1.4.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

1.4.1.1. Khái niệm thẩm quyền

Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng và là trung tâm của khoa học pháp lý. Thuật ngữ này được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật và chiếm tỉ trọng khá lớn trong hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam và có vị trí đặvcbc biệt quan trọng.

Thẩm quyền không những dùng để thể hiện được sự khác biệt giữa các cơ quan nhà nước với nhau mà cịn là một thuộc tính tất yếu và khơng thể thiếu của các cơ quan quyền lực nhà nước. Hơn nữa, thẩm quyền giữ vai trò

rất quan trọng đối với một cơ quan nhà nước , do đó, chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững khái niệm về thẩm quyền.

Thẩm quyền là quyền được xem xét để đưa ra kết luận và định đoạt một vấn đề theo quy định pháp luật, thẩm quyền còn là một khái niệm để chỉ tính tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc trong hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật của nhà nước quy định.

Có ý kiến cho rằng: thẩm quyền là quyền được thực hiện những hành vi có tính pháp lý mà được pháp luật giao cho một tổ chức hoặc một nhân viên nhà nước về việc đó. Nói theo một cách khác, thẩm quyền là quyền được trao cho một chủ thể nhất định, và đó là khả năng mà pháp luật cho phép chủ thể đó được phép thực hiện một công việc trong một lĩnh vực cụ thể và trong một phạm vi nhất định.

Tóm lại, thẩm quyền là một thuật ngữ dùng để chỉ những phạm vi, những giới hạn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một cá nhân hoặc cơ quan nhà nước trong việc tiến hành thực thi quyền lực của nhà nước được pháp luật quy định”

1.4.1.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Một trong những nội dung cực kỳ quan trọng của Luật khiếu nại là Thẩm quyền giải quyết khiếu nại bởi vì nó có thể xác định người có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại là ai và giải quyết đối với những loại khiếu nại nào. Việc quy định một cách rành mạch, rõ ràng và khoa học trong thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ giúp tránh được tình trạng thiếu trách nhiệm, sự đùn đẩy trong việc giải quyết các khiếu nại, đồng thời, thơng qua đó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cả người dân và các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và có thể tránh được sự chồng chéo. Hơn nữa, việc quy định như vậy

cịn giúp cho cơng tác giải quyết các khiếu nại về hành chính của các cơ quan có thẩm quyền ngày nâng cao và hiệu quả.

Trong Luật khiếu nại năm 2011, từ điều 17 đến điều 26, Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã được quy định cụ thể với nội dung như sau:

Đối với các quyết định về hành vi hành chính, và hành vi hành của mình, hoặc của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiên là do Chủ tịch xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền.

Đối với quyết định về hành vi hành chính và hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu mà đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết ổn thỏa, thì thẩm quyền giải quyết lần hai là do chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của bản thân, của cán bộ, của cơng nhân viên chức do mình quản lý trực tiếp thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là do Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về Giám đốc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai.

Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của giám đốc sở và cấp tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình sẽ thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Đối với quyết định hành vi hành chính, hành chính của mình, của cán bộ, của cơng nhân viên chức do mình quản lý trực tiếp thì sẽ do Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Đối với quyết định hành vi hành chính, và quyết định hành chính của các Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ đã được giải quyết trong lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại hoặc khiếu nại trong lần đầu nhưng đã hết thời hạn mà lại chưa được giải quyết; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành vi hành chính, quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã được giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng vẫn chưa được giải quyết; việc giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình, thì sẽ do Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ và cơng nhân viên chức do mình quản lý trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo các cơng tác tiến hành giải quyết các khiếu nại của các cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan ngang bộ, và Ủy ban nhân dân các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định

tại khoản 2 Điều 24 của Luật khiếu nại; tiến hành chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

1.4.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, khi có phát sinh tranh chấp nếu các bên khơng thể thỏa thuận được nữa thì có quyền tiến hành gửi khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết theo hướng hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phải có trách nhiệm tổ chức hịa giải cho các bên tranh chấp. Các thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của một trong các bên tranh chấp.

Do đó, khi nhận được khiếu nại của một những các bên đang tranh chấp, Ủy ban nhân dân tiến hành thủ tục theo đúng quy định của pháp luật là tiến hành mời các bên tranh chấp lên để tiến hành giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã chỉ giới hạn ở thẩm quyền được phép tiến hành hòa giải giữa các bên có tranh chấp. Trong trường hợp hịa giải khơng thành, Ủy ban nhân dân xã sẽ lập biên bản hịa giải khơng thành, biên bản này phải có chữ ký của các bên để lưu làm biên bản và dùng cho hồ sơ tranh chấp lên những cấp cao hơn.

1.4.3. Các yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại đất đai

Thứ nhất, yếu tố chính sách của Đảng: Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW

ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong năm qua, Tỉnh ủy Quảng Trị đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 95/KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành chương trình kiểm tra, giám sát tồn khóa, có trọng tâm, trọng điểm, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát việc phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác cán bộ; xem xét, giải quyết khiếu nại phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thường trực cấp ủy đã định kỳ, đột xuất nghe các cơ quan chức năng báo cáo về kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, kiến nghị, phản ánh phức tạp, kéo dài, gửi đến nhiều cấp, nhiều ngành để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó có giải quyết khiếu nại tranh chấp về đất đai. Đây là cơ sở chính trị bảo đảm cho hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai có hiệu quả.

Thứ hai, yếu tố kinh tế: Khoản 1, Điều 54, Hiến pháp năm 2013 quy

định: Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Trước hết phải khẳng định, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Ở nước ta, khi cịn nhiều người sống nhờ vào nơng nghiệp, thì đất đai càng trở thành nguồn lực quan trọng.Muốn phát huy tác dụng của nguồn lực đất đai, ngoài việc bảo vệ quỹ đất của quốc gia, còn phải quản lý đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất sao cho vừa bảo đảm được lợi ích trước mắt, vừa tạo điều kiện sử dụng đất hiệu quả lâu dài để phát triển bền vững đất nước. Đất đai có vai trị quan trọng như vậy, nên việc hoàn thiện chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, làm gia tăng các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Chính sách, pháp luật về đất đai cũng từng bước mở rộng quyền cho người sử dụng đất, quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa, được giao dịch trên thị trường bất

động sản; thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng nông thôn mới, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, làm cho đất đai trở thành nguồn nội lực ngày càng quan trọng để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Có thể nói, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật về đất đai đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân. Đây là cơ sở kinh tế bảo đảm hiệu quả cho việc giải quyết khiếu nại đất đai.

Thứ ba, yếu tố pháp luật: Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước cũng đang tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật, đảm bảo hài hịa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Nhà nước cũng chú trọng sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý: pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính trong quản lý đất đai, đảm bảo các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý cho giải quyết khiếu nại đất đai.

1.4.4. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại đất đai ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

1.4.4.1. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại đất đai tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn thành phố, sự quan tâm và trực tiếp tiếp công dân Thường trực Thành Ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đã góp phần giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân, đặc biệt là đối với các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Công tác tun truyền, giải thích, hướng dẫn cơng dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực, Cơng tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, trao đổi nghiệp vụ liên sở ngành nên tình hình giải quyết khiếu nại tại các quận- huyện, sở- ngành có chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi được giải thích, cơng dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại nhìn chung đảm bảo chất lượng, tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại của cấp quận- huyện bị sửa đổi thấp. Đặc biệt, số lượng đơn thư tiếp nhận mới trong năm 2018 giảm 25%; Tình hình khiếu nại đơng người tại các dự án giảm, khơng gay gắt góp phần đảm bào an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn thành phố ( giảm 13 đoàn, giảm 19%, so với cùng kỳ năm 2017), các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng bức xúc kéo dài được quan tâm

giải quyết đạt kết quả tích cực.

Các ngành các cấp đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác thi hành Luật khiếu nại và các văn bản chỉ đạo điều hành, đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các ngành, các cấp đã thực hiện đúng quy trình giải quyết đơn thư; kết hợp thường xuyên với tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cán bộ và quần chúng nhân dân;

Kế hoạch 1130/KH-TTCP, được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc đúng quy trình đã giúp Lãnh đạo thành phố nắm chắc được tình hình các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài của công dân thành phố; đặc biệt là đã chủ động có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương góp phần giải quyết nhanh các khiếu nại của công dân tại địa phương, đồng thời hạn chế khiếu kiện vượt cấp lên trung ương. Đặc biệt thực hiện Kế hoạch 1130 đã góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp

Ủy Đảng, chính quyền các cấp, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng lên.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, luật tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trách nhiệm của Thủ tưởng cơ quan hành chính nhà nước.

Đạt được kết quả trên, là được Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai từ thực tiễn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)