3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và năng lực nghiên cứu khoa
cứu khoa học thực hiện hiện vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai
Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBCC trên địa bàn Huyện về tầm quan trọng của hoạt động PCTT để từ đó có những hành động thiết thực trong thực tiễn như chủ động tuyên truyền đối với các tầng lớp Nhân dân kiến thức, kỹ năng về PCTT và gương mẫu đi đầu trong các hoạt động PCTT trên địa bàn, chủ động có những sáng kiến, ý tưởng áp dụng trong thực tế để nâng cao chất lượng hoạt động QLNN về PCTT trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Chất lượng của đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện cần được nâng cao cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho tất cả các CBCC trong cả hệ thống chính trị của Huyện chứ khơng phải chỉ bó hẹp trong đội ngũ CBCC trực tiếp làm nhiệm vụ PCTT theo chức năng chính được phân cơng của Huyện.
Đào tạo, tập huấn cho lực lượng quản lý đê và lực lượng làm công tác PCTT trên địa bàn Huyện. Từng bước đưa nội dung PCTT vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trong trường học. Diễn tập nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong PCTT và tìm kiếm cứu nạn. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương; tổ chức thường xuyên diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đối với các ngành, các địa phương. Chú trọng bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; nâng cao khả năng ứng cứu tại chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng.
Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ làm công tác PCTT; đưa kiến thức về PCTT vào chương trình đào tạo chính quy và hoạt động ngoại khóa trong các trường phổ thơng và đại học. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều hành cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Chun mơn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác PCTT. Nâng cấp các trụ sở làm việc đồng thời đầu tư trang thiết bị và công nghệ bảo đảm điều kiện làm việc cho các cơ quan chỉ đạo PCTT ở các cấp.
Hàng năm cần tiến hành tập huấn các lực lượng làm nhiệm vụ chống thiên tai (canh đê, xung kích, thuỷ thủ) và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện.
Hiện đại hóa cơng cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành theo thời gian thực đáp ứng u cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả; đẩy nhanh kết nối trực tuyến giữa các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai của Trung ương với địa phương.
Nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm công nghệ tiên tiến trong quan trắc, cảnh báo mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển và cấp nước, tưới, tiêu tại các vùng thường bị thiên tai, hạn hán; phát triển, ứng dụng cơng nghệ, vật liệu mới trong xây dựng cơng trình PCTT.
Điều chỉnh thời vụ sản xuất, đổi mới kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển giống cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và diễn biến thiên tai của từng vùng. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng bộ chỉ số kiểm sốt an tồn thiên tai.
3.2.4. Đẩy mạnh triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, không để bị động, bất ngờ trong cơng tác phịng, chống thiên tai
Cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ là những hoạt động luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Lực lượng công an với vai trị nịng cốt, ln là lực lượng đầu tiên có mặt tại các điểm nóng về thiên tai,
lụt, bão để chủ động ứng phó, phịng tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đồng thời chủ động rà soát, huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nói chung và UBND huyện Chương Mỹ nói riêng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính Phủ.
Tuy nhiên, thực tế những năm qua trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn chưa thực sự chủ động và thực hiện tốt cơng tác cứu hộ, cứu nạn trong phịng, chống thiên tai. Để khắc phục điều đó, UBND huyện cần tập trung thực hiện một số các biện pháp sau:
Thứ nhất, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức
giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời sự cố và hậu quả mưa lũ, không để bị động bất ngờ.
Thứ hai, cần bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các
hộ phải sơ tán, khơng để người dân bị thiếu đói, rét. Tổ chức thơng tin kịp thời, hướng dẫn người dân đi lại an tồn khi có mưa lũ; triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thơng an tồn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu; hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu đề phòng mưa lũ gây ngập úng, chia cắt kéo dài.
Thứ ba, Công an huyện Chương Mỹ cần chủ động xây dựng kế hoạch,
tăng cường kiểm tra, rà sốt, khoanh vùng những khu vực có nguy cơ sụt lún, sạt lở bờ sông, kịp thời cảnh báo, đề xuất tu bổ, đặt mới cọc tiêu, biển báo ở các khu vực cần thiết, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thơng.
Thứ tư, việc luyện tập các tình huống cứu nạn cứu hộ của các chiến sỹ
cần được duy trì thực hiện thường xuyên.
Thứ năm, kiện tồn Ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng
chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có mưa bão xảy ra.
Thứ sáu, lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Công an các huyện,
tăng cường cơng tác tuần tra, kiểm sốt trên các tuyến sông; đồng thời hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thơng đảm bảo an tồn về người và phương tiện. Bên cạnh công tác thường trực, sẵn sàng chiến đấu, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuyên truyền vận động những người sinh sống ven sơng, chủ phương tiện, người đi đị chấp hành tốt Luật Giao thông đường thủy nội địa, nhất là chấp hành việc mặc áo phao khi đi đò; tổ chức cho chủ bến, chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai
Tăng cường công tác tuyên truyền về Luật Đê điều, Luật PCTT, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố. Nghị quyết của Huyện uỷ, phương án UBND huyện về PCTT nhằm nâng cao ý thức trong Nhân dân, chống chủ quan xem nhẹ.
Thông qua các phương tiện truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho người dân về các loại hình thiên tai thường xảy ra và phương pháp phòng, chống; hiểu biết những rủi ro do thiên tai có thể gây ra cho con người, hoa màu, vật nuôi, nhà cửa, các lĩnh vực kinh tế và cơ sở hạ tầng.
Đẩy mạnh phổ biến pháp luật, kiến thức PCTT cho toàn xã hội để Nhân dân hiểu đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật, nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, hình thành ý thức chủ động thực hiện các biện pháp PCTT trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH.
Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, ngơn ngữ, phương thức truyền thông để phổ biến kiến thức PCTT tới cộng đồng phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống, lưu động, mạng xã hội tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân; triển khai các chiến dịch quốc gia vì một xã hội an toàn trước thiên tai.
Huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và người dân trong quá trình xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, đề xuất và triển khai kế hoạch, chương trình, dự án trong hoạt động PCTT.
Ban hành sách trắng công bố về thiên tai, thiệt hại do thiên tai và hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai. Xây dựng và ban hành tạp chí PCTT.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTT, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng PCTT tại gia đình mình và tích cực tham gia cơng tác phịng, chống giảm nhẹ thiên tai của địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương
ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai. Tổ chức lực lượng tự ứng phó tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong cơng tác tun truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất. Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương bị thiên tai.
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đưa những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình giáo dục trong nhà trường, nhằm giáo dục cho học sinh hiểu và biết cách đối phó với các tình huống thiên tai; đồng thời hỗ trợ cho gia đình và cộng đồng.
Phát triển các chương trình tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chú trọng tới cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở.
3.2.6. Huy động nguồn lực tài chính thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thiên tai
Ngân sách nhà nước đảm bảo cho việc đầu tư các dự án phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và dự phòng để xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai. Dự trữ quốc gia được sử dụng cho cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần thiết. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cho các dự án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA khơng hồn lại trong việc nâng cao năng lực, chuyển giao khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Nhà nước giao quyền chủ động cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Nâng dần nguồn vốn ngân sách hàng năm cho việc tăng cường năng lực quản lý, thực hiện các dự án xây dựng mới, nâng cấp, tu bổ các cơng trình, các dự án quy hoạch,
các dự án tăng cường trang thiết bị dự báo, cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất. Nhà nước có chính sách ưu tiên và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống.
Huyện Chương Mỹ phải đảm bảo chủ động nguồn ngân sách nhất định. Các xã, thị trấn phải chủ động nguồn ngân sách dự phòng để chủ động giải quyết kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra trong cơng tác phịng chống thiên tai.
Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, trong đó: tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai, tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai. Nghiên cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về thiên tai.
3.2.7. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
Một là, rà soát, điều chỉnh Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản
lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Hồn thiện nội dung tài liệu, các bộ cơng cụ hỗ trợ đào tạo, tập huấn, truyền thông về kiến thức đánh giá rủi ro thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai cho cộng đồng. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, diễn tập cho cán bộ, tình nguyện viên tham gia cơng tác phòng chống thiên tai ở cơ sở và người dân.
Hai là, hồn thiện và thực thi có hiệu quả kế hoạch PCTT các cấp, nhất là
đối với cấp xã; thúc đẩy phong trào xây dựng làng, xã an tồn trước thiên tai trong chương trình xây dựng nơng thơn mới.
Ba là, lồng ghép nội dung PCTT vào các hoạt động tại cộng đồng, các sự
kiện văn hóa, biểu diễn văn nghệ của xã, thơn, bản; xây dựng pano, áp phích, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về phịng ngừa thích nghi, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn cấp xã; phổ biến kỹ năng xây nhà chống bão, nhà, chòi vượt lũ cho người dân.
Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo thiên tai kết hợp truyền thanh
cơ sở, nhà ở cho dân khi phải sơ tán kết hợp nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, biển báo khu vực thiên tai nguy hiểm, cơng trình PCTT quy mơ nhỏ.
Năm là, hướng dẫn, động viên cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào
xây dựng kế hoạch PCTT cấp xã và kỹ năng lồng ghép các hoạt động PCTT vào kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã.
Sáu là, tổ chức cho cộng đồng dân cư tham gia đánh giá rủi ro thiên tai thông
qua hoạt động vẽ bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai cấp xã, xác định các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao chịu rủi ro do thiên tai để chủ động phòng, tránh.
Bảy là, xây dựng hệ thống thông tin, cảnh báo sớm đa thiên tai tại cộng
đồng, có tính đến khả năng tiếp cận của tất cả các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, điều kiện về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và tập quán sinh hoạt của người dân ở từng vùng, miền khác nhau.
Tám là, thực hiện đào tạo kiến thức về thiên tai và phương pháp phòng,
chống trong các trường phổ thông trung học, dạy bơi cho lứa tuổi thanh thiếu