Những vấn đề đặt ra trong xây dựng mô hình chính quyền đơ thị tại thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố đà nẵng (Trang 91 - 96)

thành phố Đà Nẵng hiện nay

2.3.1. Về chủ trương, pháp lý

Ngày 24 tháng 01 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ chính trị đã đồng ý nhiều chủ trương về cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước [2]. Căn cứ chủ trương nêu trên, Đề án thí điểm chính quyền đơ thị thành phố Đà Nẵng là cơ sở để cụ thể hóa đường lối, chủ trương về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; hoàn thiện thêm một bước cơ sở lý luận khoa học pháp lý về chính quyền địa phương theo hướng phân biệt rõ sự khác biệt giữa chính quyền đơ thị và chính quyền nơng thơn. Tuy nhiên, việc xây dựng Đề án cũng làm nảy sinh những khác biệt so với các quy định của văn bản pháp luật hiện hành. Do vậy, địi hỏi có sự phối hợp triển khai đồng bộ của các cơ quan Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành) trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan về tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền địa phương và chính quyền đơ thị,

tạo ra thay đổi cơ bản, toàn diện, mạnh mẽ, tạo hành lang pháp lý thích hợp cho chính quyền đơ thị hoạt động hiệu quả

2.3.2. Về tổ chức bộ máy

Chính quyền đơ thị thành phố Đà Nẵng được Trung ương (Chính phủ, các bộ, ngành, phân cấp, ủy quyền sâu rộng, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, nhanh nhạy, đồng thời đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đơ thị. Làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội. Mối quan hệ và nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp hành chính và các cơ quan chuyên môn được điều chỉnh, phân công, phân cấp một cách cụ thể, rõ ràng thông qua việc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện quản lý đô thị tập trung, thơng suốt, thơng nhất.

Chính quyền đơ thị tại thành phố Đà Nẵng có bộ máy tinh gọn hơn, góp phần hình thành phương thức hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn, chủ động trong điều hành, quyết định nhanh chóng những vấn đề quan trọng, cấp bách ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc được sắp xếp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp giữa các cơ quan trung ương và chính quyền thành phố, qua đó nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền. Cụ thể theo Phương án 1 như sau: Xây dựng mơ hình tổ chức 01 cấp chính quyền (cấp thành phố) và 02 cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã); nếu thực hiện theo phương án này sẽ thực hiện tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách cho hoạt động của HĐND quận, huyện và phường, xã (khoảng 43.703 triệu đồng/năm tương ứng với 250 đại biểu quận, huyện và 1.550 đại biểu phường, xã). Đối với Phương án 2: Xây dựng mơ hình tổ chức 02 cấp chính quyền (cấp thành phố và cấp quận, huyện) và 01 cấp hành chính (áp dụng đối với phường); nếu thực hiện theo phương án này sẽ thực hiện tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách cho hoạt động của HĐND phường (khoảng 27.945 triệu đồng/năm).

Một vấn đề đặt ra trong xây dựng mơ hình CQĐT là tăng tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Mơ hình CQĐT đặt ra u cầu q trình thu thập thơng tin, tham vấn các bên có liên quan và ra quyết định phá nhanh chóng. Việc ứng dụng CNTT và xây dựng TPTM chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề trên, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hiện nay, trong công tác quản lý nhà nước, việc rà sốt dữ liệu, thơng tin” và “lấy ý kiến” trước khi ra quyết định chiếm rất nhiều thời gian, làm

giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thông qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành, chữ ký số và độ biệt là các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẽ rút ngắn tối đa q trình thu thập thơng tin để ra quyết định. Đồng thời, với việc không tổ chức HĐND quận, huyện và phường, xã, nhiệm vụ, vai trò của UBND các cấp sẽ tăng lên, thực hiện một số nhiệm vụ trước đây của HĐND các cấp. Việc hình thành chính quyền điện tử với nền tảng dữ liệu lớn cho phép các cấp chính quyền này thu thập thơng tin nhanh nhất để phục vụ cho quá trình điều hành, quản lý tại địa phương.

2.3.3. Về đội ngũ cán bộ, cơng chức

Việc tổ chức lại các cấp chính quyền đô thị và các cơ quan chuyên môn phải tiến hành sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại hoặc bị giải thể sẽ dẫn đến đội ngũ cán bộ, công chức phải chuyển đổi công tác hoặc bị dồi dư, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và chế độ, chính sách đối với số cán bộ, cơng chức này. Do vậy, địi hỏi thành phố phải triển khai các biện pháp đồng bộ để giải quyết tốt chế độ, chính sách.

Mặt khác, với mơ hình mới, cơ chế vận hành mới theo hướng tập trung và thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải trình, bộ máy chính quyền và đội ngũ cán bộ, cơng chức sẽ hình thành phương thức quản lý và cung ứng dịch vụ chun nghiệp, kiểm sốt chặt chẽ hơn q trình thi hành cơng vụ thơng qua các công cụ quản lý và cơ chế giám sát mới hiệu quả hơn được hình thành. Đội ngũ cán bộ, cơng chức phải tiếp tục đổi mới tư duy, tác phong, phương pháp làm việc; năm vững chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu pháp luật và xu thế phát triển, hội nhập; có năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý trong quá trình phát triển thành phố theo hướng phục vụ người dân, doanh nghiệp, xây dựng thành phố thông minh.

Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để trả lương xứng đáng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức trong việc cống hiến, đóng góp trong công việc hằng ngày để họ phát huy hết năng lực, kiến thức chuyên môn đã được đào tạo vào phục vụ cơng việc, giữ gìn đạo đức cơng vụ. Mục tiêu cao hơn đó là đem đến cho cán bộ, công chức sự an tâm, sẵn sàng cống hiến, trung thành với sự nghiệp phát triển của thành phố đồng thời chịu sự sàn lọc thường xuyên trong đội ngũ để tạo sự vững mạnh [30]

2.3.4. Về phát triển kinh tế

Việc hình thành chính quyền đơ thị góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu

hút đầu tư nước ngoài và trong nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động... từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố như du lịch, dịch vụ... Với thẩm quyền tự chủ hơn về tài chính, đầu tư tại đơ thị, chính quy đơ thị có thể ban hành và thực thi nhiều chính sách, giải pháp quan trọng, tạo do bây tích cực phát triển kinh tế Đà Nẵng, có tác động lan toả đến sự phát triển của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Một số tác động có thể dự báo:

- Thực hiện tinh giản biên chế, tiết kiệm được phần chi ngân sách cho hoạt động của HĐND và phụ cấp các đại biểu HĐND ở quận, huyện và phường, xã (khoảng 43.703 triệu đồng/năm). Bộ máy chính quyền thành phố gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, thơng suốt hơn, cơ quan hành chính tích cực, chủ động điều hành, giải quyết kịp thời và hiệu quả những vấn đề cấp bách ở địa phương trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc.

- Huy động thêm và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển thơng qua thực hiện các cơ chế, chính sách mới được phân cấp, phân quyền cho chính quyền thành phố

2.4.5. Về xã hội

Chính quyền đơ thị góp phần hạn chế, giảm thiểu những bất cập nảy sinh trong quá trình phát triển đô thị hiện nay thông qua việc quản lý, khai thác hiệu quả các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo thêm nhiều việc làm; cung cấp các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao cho người dân; thiết lập nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, trấn áp và ngăn ngừa hiệu quả các loại tội phạm xã hội... Việc xây dựng mơ hình chính quyền đơ thị nâng cao tính tự chủ, của chính quyền đơ thị; huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy việc hình thành đơ thị văn minh, hiện đại.

Vấn đề đặt ra cũng có ý dự báo boăn khoăn sẽ tạo sự xáo trộn lớn trong tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền và tồn tại nhiều ý kiến băn khoăn trong việc đảm bảo quyền đại diện, thực hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, với việc đổi mới phương thức hoạt động thì mối quan hệ giữa nhân dân

với chính quyền thành phố ngày càng được cải thiện theo hướng vừa đảm bảo quản lý nhà nước ở địa bàn đô thị, vừa phục vụ nhu cầu phát triển của xã thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ... Thực hành dân chủ và giám sát của người dân tiếp tục được phát huy thơng qua vai trị của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện phát triển của đơ thị về khoa học và cơng nghệ, dân trí cao, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân được tham gia rộng rãi, trực tiếp, dân chủ hơn vào q trình quản lý đơ thị thơng qua nhiều hình thức; việc tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhân dân bằng nhiều phương thức, khơng cịn hạn chế bởi không gian, lãnh thổ, thời gian.

2.3.6. Về quan hệ quốc tế

Với việc xây dựng mơ hình và cơ chế quản lý mới tạo điều kiện cho thành phố chủ động mở rộng các quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đô thị và quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của thành phố trên nhiều phương diện: ngoại giao, kinh tế, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế.. Xu thế đó, gắn liền với năng lực của thành phố trong việc đăng cai các hoạt động sự kiện mang tầm vóc quốc tế, quan hệ lãnh sự với một số nước [30]

Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HỒN THIỆN MƠ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐƠ THỊ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chính quyền đô thị tại thành phố đà nẵng (Trang 91 - 96)