Về phương pháp đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 69)

2.2. Thực trạng đánh giá viên chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn

2.2.4. Về phương pháp đánh giá

Đánh giá thành quả của viên chức trong bệnh viện là đánh giá q trình thực hiện cơng việc khi so sánh với một tập hợp các tiêu chuẩn nhằm phát hiện những ưu điểm để khuyến khích, cơng nhận hoặc khen thưởng, cũng như những nhược điểm để chỉnh sửa, thay đổi hoặc ra quyết định kỷ luật đối với viên chức. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng tự đánh giá là giai đoạn phát triển cao của tự ý thức. Nếu như ý thức là nhận thức của con người hướng vào thế giới xung quanh thì tự ý thức là hoạt động nhận thức hướng vào bản thân. Tất nhiên tự ý thức và tự đánh giá không phải là một nhưng khi hình thành và phát triển đến một giai đoạn nào đó tự ý thức sẽ chuyển sang tự đánh giá. Kết quả đánh giá cũng là căn cứ để phát triển tiềm năng nhân viên, hoạch định cơ hội và định hướng phát triển nghề nghiệp cho viên chức đó. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với văn hóa và quy mô của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn cũng như tính chất cơng việc là rất cần thiết. Trong các phương pháp đánh giá thì phương pháp truyền thống vẫn thường được các khoa, phòng sử dụng là phương pháp bình bầu, phương pháp này được áp dụng từ rất lâu và vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc đánh giá viên chức hiện nay cũng như trong việc bình bầu xếp loại lao động. Tiếp theo là phương pháp đánh giá dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ đã xác định theo hợp đồng lao động là phương pháp đánh giá hiệu hơn. Tuy nhiên, đây là phương pháp đánh giá khó triển khai, thực hiện do việc xây dựng hệ thống vị trí

Hiện nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn đang áp dụng phương pháp đánh giá viên chức các khoa, phịng thơng qua phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá theo phương pháp bình bầu.

Trong phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn, viên chức Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn tự nhận thức được các khuyết điểm của họ đến đâu. Họ sẽ được yêu cầu đánh giá năng lực của chính họ thơng qua một hệ thống câu hỏi. Mỗi viên chức ngành y tế tự nhận xét và đánh giá cho mình theo những tiêu chí chung và tùy mức độ thích hợp theo bảng tiêu chí. Qua đó, họ sẽ thể hiện được mình tự tin về năng lực của mình tới đâu. Việc tự đánh giá là một việc làm khó, địi hỏi mỗi viên chức phải có tính tự giác cao, nghiêm túc và tự xác định đúng khả năng của mình có bị lệch lạc khỏi mục tiêu đánh giá. Với các kết quả này, nhân viên sẽ tiếp tục bước vào thảo luận cùng với quản lí trực tiếp và đồng nghiệp. Buổi thảo luận này sẽ được đồng nghiệp trong cùng đơn vị cơng tác (phịng, khoa, tổ...) đóng góp, bổ sung ý kiến, làm rõ thêm về kết quả phấn đấu của người được đánh giá. Thủ trưởng quản lý trực tiếp viên chức hoặc ban lãnh đạo cơ quan xem xét, đánh giá đối với mỗi viên chức. Những ý kiến của viên chức ngành y tế đánh giá mình qua thời gian hoạt động thông qua tự kiểm điểm và được tập thể, đơn vị góp ý kiến và lãnh đạo đơn vị thơng qua. Sau đó thơng báo cho người được đánh giá biết. Từ các nhận xét của bản thân, ưu khuyết điểm và góp ý của đồng nghiệp, người lãnh đạo trực tiếp là căn cứ để xếp loại viên chức đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ.

Viên chức có quyền trình bày những ý kiến không tán thành về kết quả đánh giá được thông báo. Những đề đạt, thắc mắc của viên chức nếu trưởng khoa, phịng khơng giải quyết được sẽ do Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn là người quyết định cuối cùng.

Việc tuân thủ và áp dụng phương pháp tự đánh giá của viên chức đã đề cao được tính dân chủ, cơng khai, bên cạnh đó giúp viên chức tiếp nhận được những ý kiến khác nhau từ nhiều phía, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong q trình cơng tác.

Mẫu phiếu đánh giá viên chức là một trong những mẫu mà bắt cuộc viên chức phải thực hiện để làm cơ sở xếp loại đánh giá, xếp loại chất lượng định kỳ. Mẫu mới nhất được ban hành theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Phiếu đánh giá viên chức là một trong những loại giấy tờ, văn bản được lưu trong hồ sơ viên chức ghi lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của viên chức; là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… viên chức. Trong đó, mẫu phiếu này bao gồm các nội dung là các tiêu chí đã nêu ở trên như:

- Viên chức tự đánh giá về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Viên chức quản lý thì tự đánh giá thêm kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tập hợp, đoàn kết;

- Phần tự nhận xét, xếp loại chất lượng, ưu điểm, khuyết điểm của bản thân. Tuy nhiên, có một hạn chế không nhỏ trong phương pháp này là phương pháp này còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo, bên cạnh đó là việc tham gia đóng góp ý kiến của tập thể cịn mang tính hình thức, vì thực tế hiện nay có biểu hiện nặng về tâm lý nể nang, ngại đụng chạm nên khơng dám nói thẳng, nói thật. Ngoài ra, một số thủ trưởng có biểu hiện “bao che” nội bộ vì thành tích của cơ quan, nên khơng cơng tâm, sâu sát trong đánh giá, dẫn đến kết quả đánh giá không phản ánh được thực tế của viên chức.

Sử dụng phương pháp đánh giá viên chức thông qua họp, nhận xét và tiến hành bình bầu dựa trên bản tự kiểm điểm, phân loại của từng viên chức. Sau đó, trưởng khoa, phịng tổ chức họp bình xét, đánh giá. Các đơn vị đều có thành lập Hội đồng thi đua để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các khoa/phịng/ tổ bộ mơn và viên chức, người lao động để xét thi đua năm và hàng tháng. Đối với đánh giá tháng, mức độ hồn thành cơng việc được xem xét qua các tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn có thể nhóm thành các mảng như: các tiêu chuẩn đánh giá về ý thức tổ

chức kỷ luật, các tiêu chuẩn đánh giá chuyên môn nghiệp vụ, các tiêu chuẩn đánh giá về thái độ, ý thức và y đức. Hệ thống thang điểm tối đa là 100, hành vi vi phạm vào các tiêu chuẩn đưa ra sẽ bị trừ dần vào thang điểm để cho ra kết quả cuối cùng và xếp loại. Kết quả đánh giá được sử dụng để xét mức thưởng cho cá nhân.

Trưởng phòng quyết định đánh giá và phân loại đối với các phó trưởng phịng và viên chức của phịng theo 4 mức độ: Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hồn thành nhiệm vụ; khơng hồn thành nhiệm vụ. Cách thức đánh giá này phụ thuộc nhiều vào sự tự giác của viên chức và cũng rất khó để kiểm chứng viên chức đã tự kiểm điểm đúng hay sai. Những hạn chế của phương pháp này chính là điều kiện để bệnh nể nang, dĩ hòa vi quý, cào bằng trong đánh giá đang tồn tại hiện nay làm ảnh hưởng đến động lực phấn đấu của viên chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá viên chức tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh lạng sơn (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)