3.2. Các giải pháp thực hiện quản lý nhànước đối với hoạt động giảmnghèo
3.2.4. Nhóm giải pháp về chi phí tài chính cơng cho quản lý nhànước đối vớ
Thiên Huế
Thứ nhất, thực hiện cơ chế phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã theo hình thức hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu và giao quyền quyết định sử dụng nguồn kinh phí đó cho mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững ở địa phương. Chủ động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở, để họ có đủ năng lực cần thiết sử dụng nguồn vốn giảm nghèo từ NSNN đó đúng mục tiêu, có hiệu quả, khơng thất thốt, lãng phí. Bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, minh bạch về tài chính theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân được hưởng lợi” và gắn với mục tiêu giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
Thứ hai, trên cơ sở nguồn kinh phí được giao và phân bổ từ ngân sách nhànước được NHCSXH giao lại cho địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ Quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững và nguồn kinh phí được huy động tại địa phương hoặc lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn, chính quyền địa phương chủ động bố trí ngân sách để giải quyết những nhu cầu bức bách mang tính thời sự về giảm nghèo đang diễn ra trên địa bàn theo những mục tiêu của chương trình địa phương và mục tiêu giảm nghèo Quốc gia hiệu quả hơn.
Thứ ba, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về nguồn kinh phí giảmnghèo về y tế, giáo dục, đào tạo nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở, vay vốn ưu đãi, đặc biệt là ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tạo việc làm cho người lao động. Nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, kinh tế tư nhân phát triển ở các lĩnh vực sản xuất cao su, cà phê và lâm nghiệp là những ngành cần nhiều lao động phổ thông phù hợp với điều kiện giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Mua thẻ BHYT theo mệnh giá quy định của chính phủ, triển khai tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo. Xây dựng quy chế miễn giảm viện phí đối với đối tượng cận nghèo và các đối tượng gặp đặc biệt khó khăn như người già cô đơn, bà mẹ đơn thân, các gia đình chính sách.
- Miễn 100% học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng phí) và các khoản đóng góp xây dựng trường học đối với học sinh là trẻ mồ côi, con hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số hoặc trẻ em tàn tật.Giảm 50% học phí (đối với các cấp học, bậc học phải đóng học phí) và 100% các khoản đóng góp xây dựng trường học đối với học sinh nghèo.
- Thực hiện hỗ trợ sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập cho học sinh trung học cơ sở theo quyết đinh 62/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Về nhà ở:Thực hiện nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà ở tạm bợ rách nát cho cáchộ nghèo trong các thôn và các hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số tại xã.
Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiệnChương trình; bố trí đầy đủ nguồn vốn của địa phương (huyện) theo Nghị quyết của HĐND huyện để thực hiện các chính sách giảm nghèo; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hỗ trợ cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất, nhận lao động tại chỗ vào làm việc để tạo việc làm tăng thu nhập thoát nghèo bền vững.
3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện A Lưới,