Tổng quan quảnlý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 25)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QLNN VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

1.2. Tổng quan quảnlý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1.2.1. Khái niệm

Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thơng qua hệ thống các quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hố, xã hội và hành chính - chính trị. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số cá nhân và tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước).

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ

xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [23; tr.15].

Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên bằng quyền lực của nhà nước đối với hoạt động thi đua khen thưởng để các hoạt động đó diễn ra theo quy định pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tài phán đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.

1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Việc xây dựng và tổ chức hệ thống cơ quan chức năng làm công tác thi đua, khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm ngay từ khi phong trào thi đua, khen thưởng được hình thành. Ở Trung ương, Viện Huân chương thuộc Phủ Chủ tịch được thành lập từ năm 1947 theo Sắc lệnh số 83/SL ngày 17/9/1947. Để đẩy mạnh và quản lý cơng tác thi đua khen thưởng, năm 1964, Chính phủ ban hành Quyết định số 28/CP ngày 04/02/1964 của Phủ Thủ tướng, thành lập Ban Thi đua Trung ương. Năm 2004, chuyển Viện Thi đua khen thường Nhà nước thành Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trực thuộc Chính phủ theo Nghị định số 158/2004/NĐ-CP ngày 25/8/2004 của Chính phủ và là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương. Để giảm bớt cơ quan đầu mối thuộc Chính phủ, ngày 08/8/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP quy định chuyển Ban Thi đua khen thưởng Trung ương thuộc Bộ Nội vụ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trong phạm vi cả nước và tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thi đua khen

thưởng Trung ương là cơ quan tương đương Tổng cục, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Ban Thi đua khen thưởng Trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng, các quy định của pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể quy định tại Điều 2 Quyết định số 05/2015/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Ở cấp tỉnh, từ năm 1964 đến năm 1976, chuyển bộ phận khen thưởng, tổng kết kháng chiến ở Ban Tổ chức chính quyền sang Ban Thi đua, từ đó thành Ban Thi đua khen thưởng. Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ cức của Sở Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện quy định:

Ban Thi đua khen thưởng là tổ chức tương đương chi cục, trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác Thi đua khen thưởng; Ban Thi đua khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trực thuộc Bộ Nội vụ.

Ở cấp huyện, Điều 9, Thông tư số 15/2014/TT-BNV quy định: “Phịng Nội vụ là cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về TĐKT” [11]. Điều này có nghĩa là UBND cấp huyện sẽ bố trí cơng chức chun trách làm cơng tác Thi đua khen thưởng thuộc Phòng Nội vụ. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ cấp huyện về công tác Thi đua khen thưởng được quy định tại Khoản 11, Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ như sau:

Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước

trên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp huyện.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật [12].

Ở cấp xã khơng có cán bộ, cơng chức chun trách làm công tác Thi đua khen thưởng. Do vậy, UBND cấp xã bố trí cơng chức kiêm nhiệm làm cơng tác Thi đua khen thưởng.

Có thể thấy, hệ thống cơ quan làm công tác Thi đua khen thưởng từ Trung ương đến xã, phường được hình thành và phát triển cùng với bộ máy nhà nước. Mặc dù, trải qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, tên gọi, tổ chức có những sự điều chỉnh, thay đổi nhưng đến nay, Đảng và Nhà nước vẫn hết sức quan tâm đến tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới cơng tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới chỉ rõ: “Kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của các cơ quan tham mưu thi đua khen thưởng” [6].

1.2.3. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Pháp luật Thi đua khen thưởng bao gồm hệ thống nhiều loại văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành gồm các loại văn bản như: Luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư.

Cơ sở pháp lý quan trọng nhất của hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng là Luật Thi đua, khen thưởng. Từ năm 2003 đến nay, Luật Thi đua, khen thưởng đã trải qua ba lần sửa đổi. Năm 2003, Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành; đến năm 2005, Quốc hội ban hành Luật số 47/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003; năm 2009, Quốc hội khóa XII ban hành Luật số 32/2009/QH12, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; năm 2013, Quốc hội ban hành Luật số 39/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Đến nay, ngày 15 tháng 6 năm 2022, Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 thay thế Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003. Đây là những văn bản luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho cơng tác thi đua, khen thưởng nói chung và hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng nói riêng.

Theo số liệu tại Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật Thi đua khen thưởng kèm theo Công văn số 1728/BTĐKT-VI ngày 30/7/2018 của Ban Thi đua khen thưởng Trung ương về việc góp ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi): Hiện nay, hệ thống các văn bản của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh công tác Thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay có 16 Chỉ thị, thơng báo, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 16 Nghị định của Chính phủ, 04 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 13 Thông tư của Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan.

Tính đến tháng 5 năm 2022, có hơn 10 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thi đua khen thưởng năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2013. Trong đó, có những Nghị định quy định chung về thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng, được sửa đổi, bổ sung, thay thế cùng với Luật Thi đua khen thưởng. Ngồi ra, cịn có các Nghị định quy định về một nội dung cụ thể trong Luật Thi đua khen thưởng. Ví dụ, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức làm công tác Thi đua khen thưởng; Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ quy định về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; Nghị định số 39/2012/NĐ- CP ngày 27/4/2012 có nội dung chính quy định về các mẫu biểu áp dụng trong công tác Thi đua khen thưởng.

Bên cạnh đó, cịn có các Thơng tư về cơng tác thi đua khen thưởng, có thể chia làm 02 loại. Cụ thể:

Một là, Thông tư do Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định

của Nghị định do Chính phủ ban hành. Ví dụ, Thơng tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Hai là, Thông tư do các Bộ ban hành hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng

trong phạm vi quản lý của Bộ đó. Ví dụ như Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành giáo dục; Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y Tế hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Y tế. Theo số liệu thống kê năm 2015, có 42 Bộ, ban, ngành, đồn thể Trung ương đã ban hành Thông tư, quy định, hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các Quy chế giải thưởng được thể hiện dưới dạng Thơng tư của các Bộ, cũng có thể được coi là các yếu tố tạo nên sự đa dạng của hệ thống pháp luật thi đua khen thưởng hiện nay. Hiện, trong cả nước có khoảng trên 20 quy chế giải thưởng, trong đó có một số giải thưởng nổi tiếng, như: Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Phan Châu Trinh, Giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ Y tế, Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giải thưởng Báo chí về khoa học và cơng nghệ của Bộ Khoa học và cơng nghệ.

Đối với các địa phương cũng có những văn bản quy định về chính sách khen thưởng khác nhau nhằm ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình. Theo số liệu thống kê từ năm 2015, đã có 55 tỉnh, thành phố ban hành quy định, hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng. Ngồi ra, một số địa phương cịn có những quy chế, hướng dẫn khen thưởng riêng, ngoài

quy chế khen thưởng chung nêu trên. Ví dụ như: Quy chế xét tặng danh hiệu Người tốt việc tốt của Thành phố Hà Nội; Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

Điều 89 Luật Thi đua khen thưởng năm 2022 quy định nội dung quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng bao gồm:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

- Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;

- Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

- Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng [32].

Đề tài tập trung làm rõ những nội dung quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ở cấp huyện.

1.2.4.1. Tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng

Ở cấp huyện, ít ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua khen thưởng, chủ yếu là ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trên

cơ sở quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND cấp huyện đề ra những quy định cụ thể về thi đua khen thưởng ở địa phương mình theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua khen thưởng vào cuộc sống.

Sau một thời gian dài trước thực tế công tác thi đua khen thưởng không được quan tâm thường xuyên; Luật Thi đua khen thưởng ra đời cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước như Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua khen thưởng, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng đã từng bước thực hiện đổi mới công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác này đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về cơng tác khen thưởng của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua khen thưởng vào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc mà ở đó thi đua khen thưởng là biện pháp đòn bẩy được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)