năng suất xử lý amoni
Khi tải lượng tăng từ 0,8 đến 1,85 kgCOD/m3.ngày năng suất xử lý tăng từ 2,05 đến 4,8 kgCOD/m3.ngày và tuyến tính với nhau. Nhưng khi tăng tải lượng lên từ 1,85 – 2,25 kgCOD/m3.ngày thì khơng cịn tuyến tính nữa và giá trị COD đầu ra vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 01-79 :2011/BNNPTNT). Điều này có nghĩa là, với tải lượng COD đầu vào lớn hơn 1,85 kg/m3.ngày đã vượt quá khả năng xử lý của hệ. Khi tiếp tục tăng giá trị tải lượng đầu vào, năng suất của hệ có xu hướng khơng tăng và đạt bão hồ, điều này có thể lý giải là tải lượng lớn và vượt quá khả năng xử lý của vi sinh trong hệ. Năng suất xử lý COD cực đại mà hệ đạt được là 4,8 kg/m3.ngày tại tải lượng 1,85 kg/m3.ngày. Hiệu suất xử lý COD trung bình của hệ
đạt 98%. Đối với nước thải chăn nuôi, kết quả đạt được là rất cao và có khả năng ứng dụng vào thực tế.
Khi tải lượng tăng từ 0,051 đến 0,187 kgNH4+/m3.ngày năng suất xử lý tăng từ 0,131 đến 0,484 kgNH4+/m3.ngày và tuyến tính với nhau. Nhưng khi tăng tải lượng lên trên 0,193 kgNH4+/m3.ngày thì năng suất xử lý vẫn tăng nhưng khơng cịn tuyến tính nữa và giá trị NH4+-N đầu ra vượt quy chuẩn cho phép. Điều này có nghĩa là, với tải lượng NH4+-N đầu vào lớn hơn 0,187 kgNH4+/m3.ngày đã vượt quá khả năng xử lý của hệ. Khi tiếp tục tăng giá trị tải lượng đầu vào, năng suất của hệ có xu hướng khơng tăng và đạt bão hồ, điều này có thể lý giải là tải lượng lớn và vượt quá khả năng xử lý của vi sinh trong hệ. Năng suất xử lý NH4+-N cực đại mà hệ đạt được là 0,484 kg/m3.ngày tại tải lượng 0,187 kg/m3.ngày. Hiệu suất xử lý NH4+-N trung bình của hệ đạt trên 99%.
3.7.2. Khả năng loại bỏ chất rắn và vi khuẩn
Để đánh giá khả năng lọc cặn và lọc vi khuẩn của màng lọc vi lọc, tiến hành lấy mẫu phân tích khảo sát nồng độ coliform và độ đục.Kết quả thể hiện trong Bảng 3. và Bảng 3.4.
TT Trước xử lý Mật độ coliform (MPN/100ml) Sau xử lý
1 1,2 × 106 300
2 0,95 × 106 200
3 1,1 × 106 400
4 0,85 × 106 200
Bảng 3. Mật độ coliform trước và sau khi xử lý
TT Truớc xử lý Độ đục (NTU) Sau xử lý
1 2020 0,43
2 2970 0,39
3 2500 0,41
4 3100 0,45
Bảng 4. Độ đục của nước thải trước và sau khi xử lý
Kết quả thể hiện trong Bảng 3. và 4. cho thấy, hiệu suất xử lý coliform và độ đục đạt được rất cao, lần lượt là: 99,95 - 99,98% tương ứng đầu ra là 200 - 400 MPN/100 mL và 99,97 - 99,98 % tương ứng đầu ra là 0,39 - 0,45 NTU. Như vậy có thể thấy, trong quá trình lọc màng, việc loại trừ vi khuẩn coliform có thể đạt được mà khơng cần phải sử dụng hóa chất khử trùng. Chỉ tiêu vi sinh trong nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải loại A QCVN 01-79:2011/BNNPTNT. Đây là ưu điểm vượt
trội của hệ MBR so với công nghệ BHT truyền thống khi tiết kiệm được chi phí và mặt bằng xây dựng bể lắng và hóa chất khử trùng nước thải đầu ra.
Bên cạnh đó, kết quả độ đục như trong Bảng 4. nói lên rằng, kích thước hạt bùn lớn hơn kích thước lỗ màng, và tồn bộ bùn bị giữ lại trong bể sinh học. Điều này cịn cho thấy, cường độ sục khí sử dụng trong nghiên cứu không quá mạnh, và đã không phá vỡ các hạt bùn, nguyên nhân gây ra tắc nghẽn màng do các mảnh bùn bị vỡ có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ màng, chui sâu vào trong lỗ màng.
3.8. Quá trình lọc và giải pháp xử lý tắc nghẽn màng lọc3.8.1. Quá trình lọc và hiện tượng tắc nghẽn màng lọc 3.8.1. Quá trình lọc và hiện tượng tắc nghẽn màng lọc
Kết quả cho thấy ở bể bùn hiếu khí nồng độ 9000 mg/L, với năng suất lọc 12 L/m2.h, cường độ sục khí 0,0675 – 0,075 L/cm2/phút, màng lọc hoạt động ổn định và lâu dài. Cụ thể, sau khoảng thời gian 9 ngày đầu hoạt động, áp suất qua màng vẫn duy trì dưới 1 cmHg, và sau đấy áp suất qua màng tăng nhẹ theo thời gian. Sau khoảng thời gian hoạt động lên đến 42 ngày, áp suất qua màng mới bắt đầu tăng nhanh và đạt 31 cmHg sau 45 ngày hoạt động. Các lớp bánh bùn bám chặt trên các sợi màng là nguyên nhân làm áp suất qua màng tăng cao.