Ðường vào Kalachakra - Bài Giảng - Jhado Rinpoche 26/26
Khi lớn lên, đứa trẻ học cách lấy tay cầm đồ vật, lấy chân đi đứng. Tất cả đều liên
quan đến khí và tâm. Ở đây hành giả dựa vào hai pháp quán đảnh này để thanh tịnh
mọi đối đãi phân biệt, nhờ đó bước vào lãnh vực hoạt dụng tối hảo của Phật đà,
thành tựu ý kim cang của Phật Kalachakra.
Pháp quán đảnh thứ bảy được truyền ở cửa Tây màu vàng, liên quan đến trí giác bản lai kim cang1. Thỉnh thoảng xem phim ảnh khoa học chúng ta có thể thấy khi mới nhập thai mẹ thai nhi khơng có khả năng cử động. Dần dần khí mạch thành hình,
chân tay bắt đầu mọc. Trước hết là đường khí mạch chính giữa, sau đến hai đường
khí mạch bên phải và bên trái, rồi tồn bộ hệ thống khí mạch tỏa ra, chân tay thành hình, thai nhi bắt đầu có khả năng chuyển động. Hơi thở đầu tiên khi nhập thai mẹ là hơi thở của trí giác bản lai, nói cho thật chính xác, là khí của trí giác bản lai. Pháp quán đảnh thứ bảy được truyền trên căn bản này.
Như đã nói, con người có sáu hợp thể [uẩn] và sáu yếu tố [đại]. Hợp thể thứ sáu là trí giác bản lai, và yếu tố thứ sáu là ý thức. Ở đây cả hai đều được thanh tịnh qua
pháp quán đảnh thứ bảy, tạo duyên lành để thành tựu trí giác bản lai đại lạc bất
động trong tương lai. Nói bất động, có nghĩa là khí bản lai sẽ được mang về an trú
vĩnh viễn trong đường khí mạch chính giữa, sẽ không di chuyển qua nơi khác trong hệ thống khí mạch, hay qua các vùng khác trong cơ thể. Trí giác bản lai đại lạc bất
động là danh từ chỉ thấy có trong Kalachakra.
Khi nhận pháp quán đảnh này, các anh chị tạo duyên lành để thành tựu trí giác bản lai của Phật trong tương lai. Lời giải thích cũng lại được trình bày qua nền tảng, đạo, và quả.
Khi ngồi dự đại lễ quán đảnh, các anh chị sẽ được nhận nhiều vật cụ thể, như nước
để nhắp mơi, bình bát để đặt trên đỉnh đầu, nhẫn, dây lụa, mũ miện để đeo vân vân.
Khi gặp trường hợp như vậy, các anh chị khơng nên chỉ chạm vào món vật rồi nghĩ rằng: “vậy là đủ, mình đã nhận được lực gia trì”. Chỉ như vậy thơi khơng thể gọi là
đủ. Nhận lực gia trì theo kiểu nhắp nước đeo mũ như vậy, cả ngoại đạo cũng có thể
có. Nghi lễ này trong Phật giáo có ý nghĩa đặc biệt, ví dụ như nước hay mũ miện, nhắp nước, đội mũ, mỗi việc có đủ chức năng để thanh tịnh hóa một loại nghiệp
chướng, gieo vào tâm thức một loại duyên lành. Khi đưa môi nhắp nước, các anh