Tốc độ tăng GDP các quý năm 2020

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN NHÓM môn KINH tế vĩ mô đề tài phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 36)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới nên GDP quý III/2020 tăng trưởng khởi sắc so với q II/2020, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%.

Các chính sách tài khóa hợp lý của chính phủ thúc đẩy lại nền kinh tế những tháng đầu năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bắt đầu được phục hồi. Sản lượng trong các nông lâm thủy sản và công nghiệp tăng trưởng trở lại, tỉ lệ thất nghiệp tuy còn cao nhưng đã giảm thiểu, người thất nghiệp cũng nhật được hỗ trợ từ những chính sách an sinh xã hội từ nhà nước.

5 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0

Biểu đồ 10: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 (%)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong kỳ, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Thu nhập, việc làm của người lao động bị giảm mạnh do giãn cách xã hội nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ mà về cơ bản đời sống của người dân được đảm bảo. Thu nhập bình quân/người/tháng của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động ước đạt trên 5,1 triệu đồng.

3. Một số đề xuất cho thời gian tới

Chính phủ đã kịp thời và quyết liệt trong ban hành các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cả các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các chính sách cũng cần được bổ sung trên nhiều khía cạnh sau thì nền tảng kinh tế mới có thể phục hồi nhanh theo mơ hình chữ V phát huy từ quý II/2020.

Tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Đồng thời, vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn...

Kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường.

Cần có chính sách khuyến khích và hạn chế nhập khẩu phù hợp với tình hình sản xuất, cung cầu trong nước như khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng, nhóm hàng hóa trong nước có đủ năng lực sản xuất. Chính phủ và doanh nghiệp nghiên cứu các giải pháp về thể chế, nguồn nhân lực, quy trình, cơng nghệ sản xuất và chiến lược kinh doanh.

Tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, nâng cao năng lực ứng phó với những biến động khó lường của thị trường, nhất là thị trường thế giới.

Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính. Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.

Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đơi với cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.

Thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là về hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển nông nghiệp; nông thôn theo các mục tiêu, u cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nơng thơn mới.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mơ; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy cải cách hành chính.

Đẩy nhanh tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mơ lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án cấp bách để triển khai ngay trong năm, nâng cao năng lực sản xuất và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Để hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới kết quả sản xuất nơng nghiệp cần điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền hoặc chuyển dịch mùa vụ sản xuất trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương, dự đoán nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, cần kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường tiêu thụ nông sản, giữ vững thương hiệu để duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Việt Thảo, Lê Mai Trang (2019), Giáo trình Kinh tế vĩ mơ I, NXB Thống kê.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Kinh tế học vĩ mơ, Giáo trình dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục VIệt Nam, tái bản lần thứ chín.

3. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Cơng (2012), Giáo trình Kinh tế học – tập 2, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Văn Dần (2007), Kinh tế học vĩ mô, NXB Lao động – Xã hội.

5. Phan Thế Cơng, Lê Quốc Hội (2009), Giáo trình Kinh tế vĩ mơ – TOPICA, NXB Giáo dục Việt Nam

6. Nguồn số liệu:

- Tổng cục Thống kê (gso.gov.vn)

- Tổng cục Hải quan (customs.gov.vn)

- Viện nghiên cứu NSLĐVN

- Báo đầu tư (baodautu.vn)

- Tạp chí tài chính (tapchitaichinh.vn)

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên

1 Nguyễn Ngọc Minh Châu

2 Nguyễn Linh Chi

3 Nguyễn Thị Chi

4 Nguyễn Thị Linh Chi

(Nhóm trưởng) 5 Trịnh Thị Kim Chi 6 Khổng Thị Cúc 7 Nguyễn Thành Đại (Thư ký) 8 Lê Phát Đạt 9 Mai Tiến Đạt

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN NHÓM môn KINH tế vĩ mô đề tài phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng và việc làm của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w