TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 26 - 29)

Trong thời gian qua công tác Thi đua, Khen thưởng của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình đã được chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, đi vào nề nếp, có nhiều đổi mới. Phong trào thi đua yêu nước đã được tổ chức sâu rộng, có sức lan tỏa. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động trong ngành đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được sự thống nhất trong toàn ngành. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng của tỉnh Ninh Bình thì cơng tác Thi đua, Khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo đòi hỏi cũng cần đổi mới để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý Nhà nước về Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đồn thể, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, người lao động trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng; đưa công tác Thi đua, Khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, của ngành, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp như sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Thi đua, Khen thưởng.

Hai là, Đổi mới nội dung, hình thức đề cao tính thiết thực, hiệu quả

của các phong trào thi đua, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng.

Ba là, Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, đổi

mới việc phát hiện bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.

Bốn là, Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người

Năm là, Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin,

thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về Thi đua, Khen thưởng ngành giáo dục

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” [36, T6, tr.270]. Thấm nhuần tư tưởng của Người về thi đua ái quốc trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác Thi đua, Khen thưởng ngày càng trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý Nhà nước. Với ý nghĩa đó, những năm qua, cơng tác Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình đã có sự chuyển biến tích cực, các phong trào thi đua được tổ chức sâu rộng, công tác khen thưởng được thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật, đã kịp thời khen thưởng, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến có bước chuyển biến tích cực. Những kết quả đó đã góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu về Giáo dục “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Thi đua, Khen thưởng của ngành vẫn còn tồn tại một số hạn chế: việc tổ chức các phong trào thi đua có lúc, có việc cịn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, liên tục; chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, cơ sở giáo dục. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến cịn hạn chế; việc khen thưởng cịn thiếu kịp thời, tính giáo dục và nêu gương trong khen thưởng chưa cao; khen thưởng cho những người trực tiếp giảng dạy, học tập còn chưa nhiều.

Để Thi đua, Khen thưởng thực sự là một trong những động lực giúp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành, cần phải nâng cao hơn nữa việc quản lý nhà nước đối với công tác này thông qua một số giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Thi đua, Khen thưởng; Đổi mới nội dung, hình thức, đề cao tính thiết thực, hiệu quả của các phong trào thi đua, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, đổi mới việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến; Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác Thi đua, Khen thưởng; Đặc biệt là trong thời gian tới ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình cần tập trung vào giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, thực hiện chuyển đổi số góp phần vào mục tiêu hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh nhà.

Để những giải pháp được đề xuất trong Luận văn có thể đạt hiệu quả cao trong thực tế, tác giả xin có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:

Một là, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen

thưởng ban hành ngày 16/11/2013 và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ đã quy định về tiêu chuẩn điều kiện để tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động các loại cho cá nhân: “05 năm tiếp theo trở lên liên tục xuất sắc nhiệm vụ” và “05 năm tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc”.

Tuy nhiên theo bản thân tơi các điều kiện nêu trên là khó thực hiện vì các tiêu chuẩn xét khen thưởng mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao quy định bắt buộc phải đạt thành tích liên tục, khơng được gián đoạn đã làm ảnh hưởng tới sự phấn đấu, nỗ lực của các cá nhân trong ngành. Cần hợp nhất Luật Thi đua, Khen thưởng và các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng.

Hai là, Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình để Thi đua,

bộ, tổ Đảng để đội ngũ Đảng viên và quần chúng hiểu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua. Cần triển khai triệt để hơn nữa việc quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác Thi đua, Khen thưởng đến với các đơn vị, cơ sở giáo dục bởi vì hiện nay việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Thi đua, Khen thưởng mới chỉ được triển khai cho các đối tượng làm công tác Thi đua, Khen thưởng của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ba là, Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm cơng tác Thi

đua, Khen thưởng tại các đơn vị vì hiện nay hầu hết là kiêm nhiệm. Bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ tương xứng với vị trí, vai trị, u cầu, nhiệm vụ công tác Thi đua, Khen thưởng.

Bốn là, Cần sửa đổi nội dung hoạt động của Hội đồng Thi đua,

Khen thưởng ngành Giáo dục, tập trung hơn vào việc chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua tránh tình trạng tập trung nhiều vào khen thưởng như hiện nay.

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn đã đánh giá được những kết quả nổi bật, chỉ ra những tồn tại, hạn chế về công tác Thi đua, Khen thưởng của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về cơng tác này trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên khóa luận là những quan điểm cá nhân của tác giả nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục tỉnh ninh bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)