25
KẾT LUẬN
Đề tài quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tập trung hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý đầu tư công tại địa phương từ việc phân tích các khái niệm đầu tư, đầu tư XDCB, quản lý, quản lý nhà nước để làm rõ khái niệm quản lý đầu tư nhà nước về đầu tư XDCB. Trong luận văn này tác giả chủ yếu tập trung phân tích cơ sở khoa học dưới góc độ chức năng quản lý nhà nước từ việc phân tích sự cần thiết phải có cơng tác quản lý đầu tư XDCB, các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB đến tập trung phân tích các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước cho đến liên hệ các bài học kinh nghiệm của một số địa phương để làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước tại huyện Lắk ở chương 2 và là cơ sở để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước trong thời gian tới tại địa phương. Bên cạnh việc hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước tại huyện Lắk để làm rõ bức tranh tổng quát về tình hình đầu tư XDCB cũng như công tác quản lý đầu tư XDCB tại địa phương. Đầu tiên tác giả tập trung giới thiệu tổng quan về huyện Lắk, khái quát tình hình đầu tư công và công tác quản lý đầu tư công, trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra những thành tựu cũng như hạn chế cịn gặp phải và tìm ra ngun nhân tại sao có những hạn chế đó. Phân tích thực trạng kết hợp với cơ sở khoa học về quản lý đầu tư XDCB là cơ sở để đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tại huyện Lắk.
Để huyện Lắk là một huyện phát triển, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, là môi trường tạo ra cơ hội mọi người cùng phát
26
triển thì các cấp chính quyền tại địa phương cần nhanh chóng hồn thiện và nâng cao công tác quản lý đối với các hoạt động đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB sử dụng vốn Nhà nước, có như vậy sự tồn tại và phát triển của địa phương mới có thể bền vững, đưa địa phương thoát nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân địa phương.