Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 30)

- Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mớ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

3.3.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Đề nghị UBND, BCĐ tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương nhằm nắm bắt thông tin, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại địa phương.

Tạo điều kiện cho huyện để lại nguồn thu từ việc đấu giá các khu đất cơng có giá trị để thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội.

Tiếp tục xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí thường xuyên và hàng năm cho các xã nơng thơn mới để có thêm nguồn vốn thực hiện nâng chất các tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn hàng năm cho các xã dựa trên cơ sở các tiêu chỉ đăng ký hoàn thành trong năm.

Đổi mới phương pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện chương trình; cần lồng ghép việc học tập lý luận đi

kèm với nghiên cứu thực tế các mơ hình sản xuất, phát triển kinh tế trong và ngồi tỉnh; Cơng tác tập huấn cần mời giáo viên là những lãnh đạo địa phương tinh khác (xã điểm NTM) có nhiều kết quả trong chỉ đạo thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Giải quyết được những vấn đề trên sẽ giúp cho huyện Krông Pắc nâng chất và tiếp tục thực hiện thành cơng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng - giao thông trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Krông Pắc, bao gồm: thực hiện định hướng xây dựng nông thôn mới huyện; hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới (Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn; lập quy hoạch kế hoạch; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức thực hiện chương trình; quản lý việc sử dụng và huy động vốn; ...) và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới.

Các giải pháp trên muốn được thực hiện đều cần đến sự chuẩn bị một cách chu đáo, đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định một cách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng.

Hy vọng những ý tưởng và giải pháp nêu trên sẽ góp phần hữu ích, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu vận dụng, thúc đẩy hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Pắc đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 30)