trong pháp luật quản lý về hộ tịch, đăng ký khai sinh
Hoạt động giám sát, kiểm tra đối với công chức trong thực thi công vụ của cơ quan hành chính nhà nước là một trong những hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà nước đối với các chủ thể có thẩm quyền. Kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ công chức nhằm giúp cơ quan quản lý nắm bắt được công việc của đối tượng quản lý, đảm bảo công vụ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cùng với hoạt động giám sát, kiểm tra, cần phải tăng cường công tác xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm mọi hành vi
trái pháp luật đều bị xử lý bất kể người vi phạm có vị trí xã hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Đặc biệt, những hành vi trái pháp luật do cơng chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, khơng thiên vị. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi hồn một phần thiệt hại vật chất, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
KẾT LUẬN
Cơng tác đăng ký khai sinh và quản lý nhà nước về hộ tịch đã góp phần tích cực trong quản lý nhà nước, phục vụ đắc lực cho các cấp, các ngành hữu quan trong hoạch định và xây dựng các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, sát với tình hình thực tế như các chính sách về dân số, phân bố dân cư, chia tách, sáp nhập địa giới hành chính... Ngồi ra, bảo đảm chính xác thơng tin đăng ký khai sinh còn giúp cho việc xác định độ tuổi như: tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuổi vào các cấp học, tuổi cơng tác…, nhóm tuổi, số con trong gia đình, khoảng cách giữa các lần sinh, từ đó giúp cho việc thống kê số nhân khẩu, phổ cập giáo dục; số liệu về đăng ký khai sinh còn phục vụ cho an sinh xã hội như việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; ngồi ra, số liệu đăng ký khai sinh cũng là cơ sở để các cấp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng như xây dựng trường học, cơng trình phúc lợi…
Việc đăng ký khai sinh sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân như: quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn... đã được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự. Thông qua việc đăng ký khai sinh đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em phải được đăng ký
ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ
mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc”, tại Luật Trẻ em
của Việt Nam cũng khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh,
khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật”.[2]. Tuy nhiên, quyền được khai
sinh khơng phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.