Việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực hiên pháp luật về người lao động việt nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường nhật bản (Trang 84 - 112)

chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chủ trương này đã được khẳng định từ Chỉ thị 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị và tiếp tục được nhấn mạnh tại Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư. Chỉ thị khẳng định, xuất khẩu lao động đã được coi là “một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước”.

Năm 2006, Luật số 72/2006/QH11 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ban hành đã nêu rõ chính sách của Nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngồi đó là “khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại các cơng trình, dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài” (Khoản 5 Điều 5).

Năm 2020, Luật số 69/2020/QH14 bảo đảm tính kế thừa những ưu điểm trong các văn bản pháp luật hiện hành, đồng thời bám sát thực tế, giải quyết

được những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay; bảo đảm sự thống nhất với các luật, pháp lệnh có liên quan. Các văn bản quy phạm pháp luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã tạo hành lang pháp lý công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách cịn thiếu hoặc khơng phù hợp, như Chính sách đầu tư mở thị trường; Chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu: Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngồi, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ;… Triển khai có hiệu quả việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ Xuất khẩu lao động theo Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó cần tiếp tục rà sốt các chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước ban hành các quy định riêng phù hợp với từng thị trường tiếp nhận.

Sửa đổi, bổ sung những quy định về dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp, nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư trong thời gian qua, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật của các thị trường tiếp nhận. Song song đó là sửa đổi, bổ sung quy định bắt buộc về trình độ ngoại ngữ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cũng cần nhấn mạnh đến việc thiết kế các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, các kỹ năng cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với người lao động là đối tượng chính sách xã hội để học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở

những nước phát triển và có mức thu nhập cao trong một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật mà trong nước đang có nhu cầu đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Rà sốt việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và đối tượng áp dụng. Các văn bản hướng dẫn chính sách, cơ chế cụ thể hóa được một số nội dung trong chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để điều chỉnh và quản lý hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan tới xuất khẩu lao động. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp dịch vụ trong hoạt động XKLĐ để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó bao gồm tăng cường phối hợp bộ, ngành để chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài;

3.1.2. Đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các nước nhằm phát triển và đa dạng hóa việc làm ngồi nước.

Chỉ thị số 41-CT/ TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị đã khẳng định “cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chun gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài”. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới với mục đích là nhằm phát triển việc làm ngoài nước, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề, ý thức, tác phong lao động cho người lao động.

Ngày nay, việc xuất khẩu lao động cũng được chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế quản lý mới, đã đưa được hàng vạn lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngồi, góp phần nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao

động, nâng cao đời sống các gia đình có người đi lao động xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách. Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.

Chính sách ổn định thị trường lao động truyền thống đã và đang tiếp nhận nhiều người lao động Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông,... Đầu năm 2022, Việt Nam và Malaysia cũng ký kết Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động. Bản ghi nhớ này là sự tiếp nối của bản ghi nhớ lần đầu tiên về tuyển dụng lao động Việt Nam được chính phủ 2 nước ký vào tháng 12/2003. Từ đó đến nay, có khoảng hơn 100.000 lượt người lao động Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia.

Bộ LĐTB&XH sẽ tiếp tục thúc đẩy ký kết các thỏa thuận về hợp tác lao động đối với các nước để mở rộng thị trường lao động ngoài nước như: Đức, Nga, Australia (chương trình visa nơng nghiệp), Israel và một số thị trường châu Âu khác. Hiện, các Doanh nghiệp đang phối hợp với đối tác nước ngoài để triển khai các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết và đăng ký. Năm 2022, Bộ LĐTB&XH Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại (Australia) đã ký kết Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về hỗ trợ cơng dân Việt Nam tham gia chương trình lao động nơng nghiệp tại Australia. Bản ghi nhớ này là văn bản đầu tiên mà Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại nước này theo chương trình thị thực nông nghiệp.

Song với việc tìm kiếm các thị trường mới, bền vững cho người lao động, Bộ LĐTB&XH cũng đã làm việc với cơ quan liên quan trong nước, các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm đáp ứng được các điều kiện, quy định tiếp nhận lao động nước ngoài tại các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các nước đều có sự thay đổi chính sách thích ứng với dịch bệnh COVID-19, nhằm phục hồi nền kinh tế, nhiều nước đã mở cửa tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài. Các nước châu Âu vẫn tiếp nhận lao động từ năm 2021, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tiếp nhận lao động làm việc trên tàu biển và tàu đánh cá xa bờ và ven bờ, riêng chương trình EPS mới tiếp nhận trở lại từ tháng 5...Vì vậy, để chuẩn bị cho việc phái cử lao động đi làm việc ở nước ngoài khi mở cửa trở lại, Bộ LĐTB&XH đã thường xuyên trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tại các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động để có những chỉ đạo và hướng dẫn phù hợp.

3.1.3. Thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo nhu cầu về việc làm thỏa đáng

Việc giải quyết các thách thức và cơ hội trong vấn đề quản lý di cư lao động, đòi hỏi những cách tiếp cận nhất quán cùng với nỗ lực chung không chỉ ở cấp quốc gia mà cả cấp khu vực và quốc tế. Điều đó xuất phát từ nhận thức những quan ngại chính đáng của quốc gia tiếp nhận và quốc gia phái cử đối với người lao động di cư, cũng như sự cần thiết phải có chính sách di cư phù hợp và tồn diện về lao động di cư trong phạm vi quyền tài phán của họ, bao gồm cả những người môi giới lao động;

Nhận thức rằng lao động di cư có các quyền cơ bản như đã được quy định trong các điều ước quốc tế về Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về Xóa bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước về Quyền của Trẻ em, và các văn kiện quốc tế phù hợp khác.

Đặc biệt khi những khó khăn, thách thức và nguy cơ hiện hữu đang ngày càng gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19, các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần xây dựng lộ trình hoặc khn khổ, cơ chế hợp tác thực chất để triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới, nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với người di cư, qua đó bảo đảm di cư hợp pháp, an toàn và trật tự trong khu vực cũng như trên thế giới.

Theo đó, nước phái cử, phối hợp chặt chẽ với nước tiếp nhận, sẽ tổ chức đào tạo/giáo dục định hướng trước khi đi về quyền lao động và con người, các điều kiện làm việc và sinh sống chung, luật pháp, các chính sách, quy định, văn hóa, tập qn và các thực hành tốt của các nước tiếp nhận, các tuyến hỗ trợ của nước tiếp nhận và các vấn đề khác để giúp họ tuân thủ các thủ tục hành chính khác của nước tiếp nhận. Nước tiếp nhận, phù hợp với pháp luật, quy định, chính sách quốc gia, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, thúc đẩy phúc lợi và duy trì phẩm giá của người lao động di cư. Khuyến khích hợp tác và đối thoại của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan trong việc tôn trọng các nguyên tắc và thực hiện các biện pháp bảo vệ, thúc đẩy các quyền của người lao động di cư. Để làm được điều này, nước tiếp nhận có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết và thích hợp để đảm bảo sự đối xử cơng bằng; ngăn chặn việc lạm dụng, bóc lột và bạo lực đối với họ.

Tham vấn và hợp tác nhằm thúc đẩy việc làm bền vững, nhân đạo và việc làm hiệu quả, bảo vệ nhân phẩm và mang lại thu nhập cho người lao động di cư. Hợp tác thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và loại bỏ các phong trào di cư bất hợp pháp (di cư khơng có giấy tờ, giấy tờ giả) và tìm kiếm sự phối hợp giữa các nước trong việc cung cấp gói hỗ trợ cho những người đang cần được bảo vệ theo luật pháp, thực thi pháp luật, các quy định và các chính sách liên quan tới bảo vệ lao động di cư, bao gồm cả các vấn đề liên quan tới bên môi giới lao động trong phạm vi quyền hạn pháp lý của từng quốc gia.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm phòng ngừa hiệu quả và trấn áp các hành vi mua bán người và đưa người đi bất hợp pháp, thiết lập và thực hiện các hệ thống xác định các nạn nhân, các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người tham gia vào các hoạt động này, và cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân;

Tạo điều kiện chia sẻ thông tin thơng qua việc xây dựng và kiện tồn cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tương ứng về các vấn đề liên quan đến lao động di cư nhằm tăng cường chính sách và các chương trình liên quan đến lao động di cư tại cả nước tiếp nhận và phái cử.

Hợp tác và phối hợp để mở rộng hỗ trợ cho người lao động di cư bị bắt trong các tình huống xung đột hoặc khủng hoảng tại quốc gia tiếp nhận thông qua các dịch vụ của các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nước phái cử và các cơ quan chức năng tại nước tiếp nhận.

Tăng cường cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý di cư bao gồm quản lý công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu, thông tin được chia sẻ và thường xuyên cập nhật nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực ứng phó đối với các vấn đề di cư, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để mở rộng, củng cố các kênh hợp tác về lao động, giáo dục…, qua đó tạo thuận lợi cho di cư hợp pháp, an toàn, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật của các nước, các tổ chức liên quan hướng đến mục tiêu chung là quản trị di cư toàn cầu hiệu quả.

Thỏa thuận GCM đã được thông qua cuộc họp Ban soạn thảo ngày 28/8/2019, các Hội nghị phổ biến Thỏa thuận GCM tại ba miền trên cả nước (Hà Nội ngày 20/8/2019, Đà Lạt ngày 27/9/2018, TP HCM ngày 11/10/2019) và ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan. Năm 2020 đánh dấu năm bản lề quan trọng của công tác triển khai Thỏa thuận GCM để chuẩn bị bước sang giai đoạn chiến lược mới, hướng tới thúc đẩy di cư hợp pháp, an tồn và trật tự. Vì vậy đây được coi là một trong những giải pháp mang tính chiến lược, có tầm nhìn và tồn diện trên phạm vi quốc tế để triển khai các giải pháp trong thực hiện pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian tới

3.1.4. Nâng cao vai trò chủ động của các chủ thể tham gia hoạt động về người lao động khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Hoạt động về người lao động khi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một hoạt động kinh tế - xã hội khá nhạy cảm và hết sức đặc biệt, liên quan trực tiếp đến con người. Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của

một hoạt động kinh tế - xã hội, cả bên cung và bên cầu khi tham gia vào hoạt động đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế, có quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Vì vậy, nâng cao tính chủ động để phát huy vai trò của các bên tham gia hoạt động về người lao động khi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng sẽ mang lại tính tích cực từ bên trong, khả năng

Một phần của tài liệu Thực hiên pháp luật về người lao động việt nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường nhật bản (Trang 84 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)