ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài.
Thứ hai: Triển khai có hiệu quả mơ hình liên kết giữa các doanh
nghiệp được cấp phép về xuất khẩu lao động nhằm tạo nên Hội doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí trung gian, cùng giữ vững và bảo vệ thị trường.
3.3.2. Ban hành cơ chế, chế tài quản lý lao động bỏ trốn;
- Chính sách ngăn chặn các tổ chức tiếp nhận và đồn thể quản lý khơng phù hợp tham gia chương trình.
- Chính sách ngăn ngừa thực tập sinh bỏ trốn trong thời gian thực tập kỹ năng
- Chính sách ngăn ngừa thực tập sinh đã bỏ trốn làm việc bất hợp pháp
3.3.3. Giải pháp trực tiếp cho chủ thể tham gia là người lao động động
Thứ nhất: Mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động đi làm
việc ở nước ngoài, đặc biệc là lao động nữ vốn thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, tại quê hương và ở nước ngoài.
Thứ hai: Đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử
dụng lao động mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ ba: Mở rộng dịch vụ việc làm, định hướng nghề nghiệp cho
người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi trở về nước nhanh chóng tái hịa nhập cộng đồng và có kế hoạch cho cơng việc.
Hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đa dạng các hình thức khác nhau đã tạo cho người lao động Việt Nam nhiều cơ hội làm việc, tìm kiếm được nguồn thu nhập tốt. Trong những năm qua, hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngồi đã góp phần quan trọng, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống tại rất nhiều vùng, miền trên phạm vi cả nước. Giải quyết việc làm cho người lao động mà cụ thể là người lao động đi làm việc ở nước ngoài là yếu tố quyết định để phát huy nguồn lực, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế và nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Quy luật của Thị trường, sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và sự vận động không ngừng của xã hội cùng với tình hình dịch bệnh Covid 19 trên tồn cầu địi hỏi bất kỳ một Quốc gia nào cũng cần có sự điều chỉnh về chính sách cho phù hợp. Chính vì vậy vấn đề hoạch định chiến lược phát triển ngành cũng như chiến lược quốc gia về vấn đề lao động - việc làm ngày càng trở lên quan trọng và cấp thiết. Nhân lực chất lượng cao là tiền đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh, tồn tại và phát triển của các quốc gia trong khu vực cũng như thu hút đầu tư của các nguồn vốn nước ngồi. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học cơng nghệ thời kỳ 4.0, môi trường kinh tế quốc tế và yêu cầu phát triển sản xuất trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, cơng nghệ thơng tin thì hoạt động quản
lý và sử dụng nguồn nhân lực cũng cần liên tục đổi mới, cập nhật và nâng cao hiệu quả sử dụng cho phù hợp với điều kiện mới.
Trong luận văn, tác giả dựa trên những nghiên cứu và tài liệu khoa học về công tác quản lý, thực hiện pháp luật và phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà trọng tâm là thị trường Nhật Bản, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật với mục đích hồn thiện hơn cơng tác này. Mặc dù đây chưa hẳn đã là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng tôi hy vọng rằng với việc nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, giải pháp sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở nhất định cho việc xây dựng chiến lược lâu dài trong việc quản lý ngành cũng như hướng tới trọng tâm là bảo vệ người lao động. Bởi trên thực tế đây là vấn đề mang yếu tố định hướng nếu phát triển và hồn thiện sẽ góp phần to lớn trong việc giải quyết vấn đề lao động việc làm, thể hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ những người lao động yếu thế.