Kiến nghị với Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy

Đề nghị bố trí thêm biên chế cho hoạt động của HĐND huyện (không nằm trong tổng biên chế đã giao cho huyện). Ban hành quy định cụ thể về phân công lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện và cán bộ giúp việc HĐND chuyên trách.

3.3.2.2. Về bồi dưỡng, điều kiện làm việc

Cần có chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND: Tăng mức hoạt động phí hàng tháng của đại biểu HĐND, các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Trưởng, Phó các Ban của HĐND, chế độ kiêm nhiệm…

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các buổi trao đổi kinh nghiệm cho cho Thường trực, đại biểu HĐND huyện; tập huấn công tác tham mưu, tổng hợp, kỹ năng giúp việc cho HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND của Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng HĐND & UBND huyện.

3.3.2.3. Về giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương

Chỉ đạo các Sở, ngành của Thành phố rà sốt những khó khăn, vướng mắc trong từng lĩnh vực, từng địa bàn để có kế hoạch, lộ trình tháo gỡ, đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, quản lý đơ thị.

Rà soát, đánh giá việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị cử tri của thẩm quyền Thành phố trên địa bàn. Cho ý kiến, chỉ đạo phối hợp giải quyết các ý kiến, kiến nghị nhiều lần, kiến nghị chưa được giải quyết liên quan đến các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế như hiện nay. Vấn đềbảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND lại càng trở nên cấp bách hơn, nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh. Do đó, tiếp tục cải cách, kiện tồn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng trong đó có HĐND huyện là yêu cầu tất yếu khách quan.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội luận văn đã phần nào chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế, bất cập trong hoạt động giám sát của HĐND huyện Thường Tín, TP. Hà Nội trong thời gian qua; đồng thời, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để bảo đảm hoạt động giám sát thực sự có hiệu quả, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí quyền lực và nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn huyện gồm: (1) Đổi mới

và tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; (2) Đổi mới phương thức giám sát của HĐND huyện; (3) Nâng cao năng lực của các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân; (4) Nâng cao trình độ của cơ quan tham mưu, giúp việc và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; (5) Minh bạch hóa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; (6) Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND huyện với các tổ chức khác của hệ thống chính trị trong thực hiện hoạt động giám sát. Có như vậy mới thực sự tạo ra cơ chế

hữu hiệu, bảo đảm mọi quyền thuộc về Nhân dân, một tiền đề cơ bản để thực hiện dân chủ hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu (TÓM tắt LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát hội đồng nhân dân huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)