Nhiệm vụ trọng tâm

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 91)

Một là tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Báo cáo, tham mưu Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp chỉ đạo Ban giảm nghèo, các tổ chức chính trị nhận ủy thác cấp xã tích cực hơn trong cơng tác đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, thực hành tiết kiệm.

Hai là phối hợp tốt với các tổ chức chính trị nhận ủy thác. Thông qua các cuộc họp giao ban, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đề nghị các tổ chức hội đoàn thể cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo các Hội đoàn thể cấp dưới thực hiện tốt các nội dung công việc ủy thác, phối hợp với NHCSXH tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; đưa các nội dung công việc ủy thác vào chỉ tiêu thi đua của các tổ chức Hội đoàn thể cấp dưới.

Ba là thực hiện tốt công tác củng cố, kiện tồn Tổ TK&VV. Tổ chức phân tích, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại yếu kém ở một số Tổ để tiếp tục củng cố, kiện toàn, tập huấn lại hoặc thay thế Ban quản lý Tổ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.

Bốn là triển khai tốt công tác huy động tiền gửi thông qua Tổ TK&VV. Phối hợp với các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác tổ chức tuyên truyền sâu rộng hơn nữa việc tiết kiệm và huy động tiền gửi của các hộ vay vốn; các Phòng giao dịch

82

phối hợp với các hội đoàn thể cấp huyện triển khai đến Hội đoàn thể cấp xã, vận động hội viên tiết kiệm và giao chỉ tiêu kế hoạch huy động tiền gửi cho từng hội đoàn thể cấp xã.

Năm là phát huy nội lực của cán bộ ngân hàng. Rà soát, đánh giá lại khả năng, năng lực, sở trường của cán bộ để sắp xếp, bố trí cơng việc hợp lý; hàng tháng, căn cứ vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, NHCSXH tỉnh đánh giá và xếp loại cán bộ quản lý tại các đơn vị trực thuộc.

3.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lƣợng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Giải pháp xây dựng, tạo lập nguồn vốn phù hợp

Thứ nhất, huy động các nguồn vốn dưới hình thức nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân, tiền gửi tự nguyện khơng phải trả lãi hoặc trả lãi thấp. Tín dụng chính sách, an sinh xã hội là sự nghiệp, là nhiệm vụ chính trị của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp, các Tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, ban ngành, tổ chức và cá nhân. Vì vậy, cần thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không kỳ hạn của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, quan tâm bổ sung tăng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác hàng năm sang NHCSXH để đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; các ban ngành đoàn thể ưu tiên chuyển các quỹ tạm thời nhàn rỗi của Hội mình quản lý ủy thác sang NHCSXH để cho vay.

Thứ hai, huy động nguồn vốn tiết kiệm từ hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn: Qua khảo sát thực tế đã cho thấy hộ nghèo và các đối tượng chính sách vẫn có khả năng tiết kiệm với lãi suất thực dương. Bám thực tế đó, NHCSXH thiết lập được cơ chế tuyên truyền, vận động việc tham gia tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV hàng tháng khi vay vốn NHCSXH để tạo nguồn vốn, bên cạnh đó giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tích lũy được nguồn trả nợ khi hết thời hạn vốn

83

vay. Đơn vị cần tiếp tục tuyên truyền, vận động có sức lan tỏa nhiều hơn nữa đối việc huy động tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch xã và tại trụ sở NHCSXH.

Thứ ba, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để huy động tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức và cá nhân, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn và không kỳ hạn.

3.2.2. Nâng cao năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV

* Nâng cao nhận thức đúng đắn về trách nhiệm cá nhân

BQL Tổ TK&VV phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ tầm quan trọng và trách nhiệm của cá nhân mình, của tổ chức mình tham gia trong hoạt động tín dụng chính sách là góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để từ đó chuyển biến nhận thức thành những hành động cụ thể thiết thực hiệu quả, trong triển khai thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

BQL Tổ TK&VV ngồi các điều kiện như năng lực, trình độ, đạo đức tốt và phải có tâm huyết với người nghèo, với cơng việc mới hồn thành tốt nhiệm vụ, chứ không phải làm việc theo lối đơn thuần, tắc trách mà được.

Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền những cá nhân trong BQL Tổ TK&VV không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong kém, đặc biệt đối với cá nhân có biểu hiện tiêu cực.

* Đào tạo, tập huấn để khơng ngừng nâng cao trình độ năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV

Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn để khơng ngừng nâng cao trình độ năng lực của BQL tổ TK&VV cả về nghiệp vụ tác nghiệp, trình độ quản lý, điều hành hoạt động tín dụng chính sách và cả trong các lĩnh khác như công tác khuyến nông, khuyến ngư,... để nhằm tư vấn giúp đỡ cho hộ vay tiếp cận vốn vay thuận tiện và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

Hàng năm các hội đồn thể phải có chương trình kế hoạch, chủ trì tập huấn tối thiểu 2 lượt/năm, giảng viên có thể là cán bộ hội cấp trên hoặc mời cán bộ

84

NHCSXH cơ sở, đặc biệt chú trọng lồng ghép với việc mời các cán bộ kỹ sư của trung tâm khuyến nông của huyện tập huấn cho hộ vay.

Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước và tổ chức các hội thi rộng khắp trong tổ chức màng lưới hoạt động NHCSXH. Đồng thời, qua các phong trào thi đua và các hội thi mà kịp thời có các hình thức biểu dương, tơn vinh và nhân rộng các điển hình tốt trong tồn tỉnh. Các phong trào thi đua nên tập trung vào các chủ đề: giúp nhau vay vốn, phát triển SXKD, vươn lên thốt nghèo và tiến lên làm giàu chính đáng như: BQL tổ TK&VV kiểu mẫu, hội đoàn thể làm dịch vụ ủy thác kiểu mẫu, điểm giao dịch của NHCSXH tại xã kiểu mẫu, phòng giao dịch NHCSXH kiểu mẫu, tổ giao dịch lưu động kiểu mẫu; nhân viên giao dịch kiểu mẫu, tổ trưởng tổ TK&VV kiểu mẫu,..

Phát động thi đua tự học tập và tổ chức các phong trào hội thi rộng rãi thiết thực và với nội dung phong phú phù hợp với nhiệm vụ từng tổ chức kể cả nghiệp vụ tín dụng chính sách, kiến thức kỷ thuật, văn hóa, xã hội và được tổ chức từng cấp từ cấp xã, lên cấp huyện và lên cấp tỉnh như: hội thi BQL tổ TK&VV kiểu mẫu, tổ giao dịch lưu động kiểu mẫu, hội đoàn thể làm ủy thác kiểu mẫu.

* Hồn thiện chính sách thù lao, khen thưởng của NHCSXH đối với BQL tổ TK&VV

Có chính sách đãi ngộ cán bộ thích hợp với khả năng và năng lực thật sự của BQL tổ TK&VV, không quá coi trọng bằng cấp. Phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm, có chế độ khen thưởng kịp thời, thích hợp với các thành viên BQL tổ TK&VV hoàn thành công tác tốt, làm việc tận tụy, hăng hái nhiệt tình, có nhiều thành tích... cụ thể:

Kích thích vật chất thúc đẩy các thành viên BQL tổ TK&VV làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm, phấn đấu nâng cao hiệu quả cơng tác. Kích thích vật chất rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, hàng năm NHCSXH tỉnh TT-Huế cần khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất những BQL tổ hoặc cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

85

Bên cạnh các quy định phúc lợi, NHCSXH tỉnh TT-Huế cần mở rộng các chương trình phúc lợi vào nhiều lĩnh vực, quan tâm đến đời sống của từng thành viên BQL tổ TK&VV và gia đình họ dưới nhiều hình thức nhằm đem đến cho họ những lợi ích tốt nhất. Khi thành viên BQL tổ TK&VV cảm nhận ngân hàng quan tâm đến họ và gia đình sẽ tạo được sự gắn kết, chú tâm hơn vào cơng việc, có như vậy hiệu suất làm việc tăng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn

- Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên phối hợp với Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã định kỳ hàng tháng kết hợp với việc họp giao ban tại điểm giao dịch xã để tập huấn, hướng dẫn:

Bằng cách cầm tay chỉ việc đối với Ban quản lý Tổ TK&VV về các thủ tục, hồ sơ vay vốn NHCSXH theo từng chương trình, đối tượng được vay,... để Ban quản lý Tổ TK&VV hiểu, thành thạo và hướng dẫn lại cho thành viên vay vốn về hồ sơ, thủ tục nhanh chống đáp ứng yêu cầu, mong muốn của hộ vay.

Hướng dẫn cho Tổ TK&VV về công tác rà soát đối tượng được vay vốn, nắm bắt nhu cầu, mục đích vay vốn cho phù hợp với từng đối tượng chính sách được thụ hưởng theo quy định của Chính phủ.

Kỷ năng tuyên truyền cho Ban quản lý Tổ TK&VV nhằm nâng cao việc truyền đạt, phổ biến, giải thích rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của tổ viên và quy chế hoạt động của Tổ TK&VV để tổ viên hiểu và thực hiện.

Ban quản lý Tổ TK&VV thường xuyên kết hợp giữ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức nguồn vốn được phân bổ theo định kỳ hoặc đột xuất. Để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các hộ vay, đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng thừa, thiếu vốn.

3.2.4. Củng cố và nâng cao chất lượng thu hồi và xử lý nợ

* Biện pháp thu hồi nợ

- Giao chỉ tiêu thu hồi nợ, thu lãi đến từng cán bộ tín dụng

- Coi trọng cơng tác bầu ban quản lý Tổ cũng như Tổ trưởng Tổ TK&VV, nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn của Tổ trưởng và hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV.

86

- Thường xuyên phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng đến từng món vay.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

- Xây dựng mơ hình mẫu về hoạt động của điểm GDLĐ giỏi, Tổ TK&VV tốt theo hướng chọn huyện, xã làm điểm và nhân rộng khắp tồn tỉnh.

- Coi trọng cơng tác thẩm định trước khi cho vay nhằm đảm bảo vốn vay sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và thu hút được lao động mới theo yêu cầu của dự án.

* Biện pháp xử lý nợ quá hạn

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận làm nhiệm vụ ủy thác vốn vay của NHCSXH thành lập các đoàn thu nợ đi đôn đốc thu nợ đến từng hộ vay có nợ quá hạn có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, ỷ lại.

- Áp dụng linh hoạt các biện pháp thu nợ từ động viên thuyết phục đến các biện pháp cương quyết trong công tác thu hồi nợ quá hạn.

- Đối với Cán bộ, Đảng viên có nợ quá hạn, NHCSXH sẽ lập danh sách nợ quá hạn cung cấp cho Đảng ủy, chính quyền địa phương thực hiện bình xét thi đua, đánh giá Cán bộ, Đảng viên vào cuối năm.

- Xem xét miễn giảm đối với hộ vay có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng, thuộc đối tượng được xử lý rủi ro theo quy định của Bộ Tài chính.

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Trong điều kiện đang chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực luôn được tất cả các tổ chức kinh tế đề cao và coi đó là nhân tố có tính quyết định để chiến thắng trong cạnh tranh, có thể nói nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên số một của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng nguồn nhân lực chỉ đóng vai trị quyết định khi nó đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Với NHCSXH, do có tính đặc thù khơng vì mục tiêu lợi nhuận nên yếu tố cạnh tranh trên thị trường khơng có. Tuy nhiên hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chính trị rất quan trọng là đầu tư vốn ưu đãi để giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách từng bước thốt nghèo nên yếu tố con người lại càng phải được đề cao. Do vậy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, NHCSXH cần phải tổ chức thực hiện đồng bồ những giải pháp cụ thể sau:

87

- Đối với cán bộ NHCSXH cần có kế hoạch tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngủ cán bộ giao dịch xã nói riêng một cách tồn diện, liên tục, có hệ thống để khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực cơng tác. Các hình thức đào tạo có thể là đạo tạo tại chổ, đào tạo tập trung tại các trung tâm đào tạo, đào tạo theo lớp chuyên đề.

- Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, nhân viên và người lao động trong toàn bộ Chi nhánh, tận tâm, tận lực với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, khơng ngại khó, ngại khổ, vượt qua những thách thức để hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của NHCSXH, của Ban đại diện HĐQT - NHCSXH các cấp cũng như của các tổ chức Hội, đoàn thể làm dịch vụ ủy thác, kịp thời phát hiện và xử lý những biểu hiện sai sót, nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

- Phát động thực hiện mãnh mẽ, có chất lượng các phong trào thi đua theo tháng, quý,...tạo động lực làm việc hết mình hơn nữa trong đội ngũ nhân viên.

- Rèn luyện tác phong làm việc có kỷ cương, kỷ luật, hiệu quả, phong cách ứng xử với khách hàng và phẩm chất trung thực, trung thành với ngành.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, bên cạnh đó kiên quyết áp dụng hình thức kỷ luật thích ứng.

Thực hiện các giải pháp nói trên có như vậy NHCSXH mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và trên cơ sở đó chất lượng tín dụng của NHCSXH sẽ được nâng cao. Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách càng thêm vững chắc, NHCSXH mới thực sự là người bạn đồng hành trong chiến lược thốt nghèo của các đối tượng chính sách.

3.2.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm tra nội bộ

Phương thức giải ngân vốn tín dụng chính sách chủ yếu là ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội vì vậy nếu khơng thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên sẽ dẫn tới việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích, thậm chí bị bịn rút bất hợp pháp. Do đặc điểm của vốn tín dụng chính sách ưu đãi, đối tượng

88

vay vốn tập trung rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, mục đích sử dụng vốn đa dạng nên công tác kiểm tra, giám sát rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên việc làm này là cần thiết, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn sẽ góp phần nhắc nhở các đối tượng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời góp phần tìm ra những bất hợp lý của chính sách tín dụng ưu đãi để sửa đổi cho phù hợp.

Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt phải được coi trọng vì ngành mới thành lập, cán

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng chính sách tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thừa thiên huế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)