2 Sắt6 kg 700 700 18.000 1.600.000 Tổng cộng 66.600
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY
Việc tổ chức quản lý và hạch toán NVL, CCDC chặt chẽ khoa học là một công cụ quan trọng để quản lý tình hình nhập - xuất - tồn, bảo quản vật liệu, thúc đẩy việc cung ứng toàn bộ, hợp lý đối với vật liệu trong sản xuất, điều đó tránh được lãng phí trong cung ứng, dự trữ và sử dụng vật liệu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán NVL, CCDC ở Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Tam Kỳ, tôi có một số nhận xét sau:
Ưu điểm
- Bộ máy kế toán của công ty tương đối hoàn chỉnh, trình độ nghiệp vụ kế toán tương đối đồng đều, công tác kế toán ở công ty có nề nếp đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với tình hình SXKD của đơn vị.
- Công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính nên việc hạch toán được nhanh chóng, gọn nhẹ, và sổ sách in ra sạch sẽ.
- Công ty lựa chọn hình thức ghi sổ theo hình thức nhật ký chung, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Bộ phận kế toán đã thực hiện nhập, xử lý số liệu chính xác, từ đó có tác dụng trong việc quản lý tình hình thu mua, nhập kho, bảo quản, sử dụng và góp phần đáng kể vào nâng cao hiệu quả kinh tế.
Kế toán vật tư ở công ty làm tốt chức năng cung cấp thông tin cho quản lý. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được công tác kế toán NVL, CCDC còn một số tồn tại cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện:
Hạn chế:
- Trong bố trí công tác về tổ chức: Bộ phận kế toán còn kiêm nhiệm nhiều nên ảnh hưởng đến công tác kế toán.
- Quá trình thu mua vật tư: Vật tư mua nhập kho chưa được kiểm tra chặt chẽ về số lượng cũng như chủng loại. Ở các đội trực thuộc công ty, quá trình cung ứng vật tư chưa tuân thủ nguyên tắc, trình tự nhập vật tư chưa rõ ràng cụ
nghiệm cũng nhập) không những chất lượng vật tư không ổn định mà còn gây khó khăn cho kế toán trong việc kiểm tra đối chiếu.
- Quá trình luân chuyển vật tư: Quá trình luân chuyển vật tư giữa các đơn vị nội bộ công ty không được chặt chẽ, vật tư được điều từ đội này qua đội khác liên tục dẫn đến khó quản lý, kiểm tra.Vật tư điều động thông thường có giấy điều động vật tư hoặc giấy mượn vật tư do phòng vật tư lập có lãnh đạo công ty phê duyệt nhưng thực tế có khi các đơn vị sản xuất tự ý điều động vật tư trước và làm thủ tục sau, do đó gây khó khăn trong đối chiếu, kiểm tra vật tư.
- Công tác kế toán vật tư: Do tình hình ứ đọng vật tư tồn lại nhưng không đúng quy cách, mẫu mã nên dẫn đến ứ đọng vốn mà phải nhập tiếp đợt khác.
- Trong khi ghi các phiếu nhập kho, xuất kho thì trên phiếu đôi khi vẫn còn sót các chữ ký, như vậy là chứng từ vẫn chưa hợp lệ.
- Hạch toán tổng hợp: Một số vật tư mua về xuất dùng luôn cho sản xuất (với giá trị nhỏ) nhưng vẫn làm thủ tục nhập kho vào sổ thẻ chi tiết, nhưng nếu chưa nhập kho kịp thời vật liệu đó thì kiểm tra đột xuất sẽ có sự chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Một số vật tư mua về xuất dùng có giá trị lớn nhưng không
phân bổ dần vào các kỳ sản xuất kinh doanh mà xuất hết giá trị, ngược lại có một số vật tư giá trị nhỏ mà phân bổ dần. Như vậy là không hợp lý, không phù hợp với chế độ kế toán ban hành.
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty.
Qua việc tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Tam Kỳ, kết hợp với lý thuyết đã học trong nhà trường cũng như nghiên cứu tài liệu, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật tư cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty và chế độ kế toán ban hành.
- Cần tuyển thêm nhân viên kế toán để tránh hiện tượng kế toán kiêm nhiệm nhiều phần hành cùng một lúc.
- Khi kiểm tra hoá đơn chứng từ, kế toán cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ (tránh tình trạng thiếu chữ ký).
- Vật tư của công ty gồm nhiều thứ, nhiều loại, với chất lượng và mẫu mã khác nhau. Để phân chia vật liệu một cách chi tiết thì kế toán phải xác định rõ nhãn hiệu, quy cách, tác dụng của vật liệu. Sau khi phân loại NVL, CCDC theo từng nhóm, phân loại theo thứ tự và lập sổ danh điểm vật tư, vì vậy công ty cần lập sổ danh điểm mà công tác hạch toán sẽ chính xác hơn, thuận lợi cho công tác kiểm kê.
- Quá trình thu mua NVL, CCDC cần phải chặt chẽ hơn, phải có quy định và phân công trách nhiệm rõ ràng, phần này do phụ trách cung ứng vật tư đảm nhiệm. Căn cứ vào giấy yêu cầu cung ứng vật tư của các đội, phòng kế hoạch - kỹ thuật duyệt, cán bộ cung ứng vật tư mua vật tư theo kế hoạch được duyệt. Trong quá trình đi mua cần phải xem xét thị trường vật tư xem thị trường nào rẻ thì mua nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Khi nhập bất cứ loại vật tư nào cũng phải kiểm nghiệm vì thực tế ở công ty có loại vật tư được kiểm nghiệm nhưng cũng có loại công ty bỏ qua khâu này.
- Cán bộ cung ứng vật tư công ty nên cung ứng những loại vật tư chính như: Xi măng, sắt, thép … Còn những vật tư có giá trị nhỏ, công ty nên giao cho cán bộ cung ứng vật tư của các đội. Như vậy mới đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong điều kiện công trình phân tán trên nhiều địa bàn.
- Thủ kho và nhân viên bảo quản phải có nghiệm vụ thích hợp, có khả năng nắm vững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như hạch toán kho.
- Về vấn đề kho bãi: Kho bãi là nơi cất giữ, bảo quản vật tư, do đó xây dựng kho bãi như thế nào là một vấn đề mà công ty nên quan tâm. Công ty cần phải có kho tàng để bảo quản vật tư, phải được trang bị bảo quản NVL, CCDC
ty cần phải phân chia từng thứ, từng loại vật liệu một cách chính xác trên cơ sở đó để xây dựng kho bãi và cất giữ vật liệu khoa học. Đối với vật liệu dễ hỏng, nhỏ cần phải bảo quản trong kho kín, tránh mưa gió làm mất phẩm chất vật liệu như: Xi măng, đinh vít, các loại công cụ nhỏ … Đối với vật liệu cồng kềnh như thép, máy móc thiết bị cần phải để trong kho rộng có mái che, xung quanh phải có hàng rào bảo vệ. Ngoài thủ kho chính, công ty cần bố trí bảo vệ ngoài kho tránh tình trạng trộm cắp, mất mát vật tư.
- Về khâu dự trữ vật liệu: Công ty nên tính toán để có mức tồn kho phù hợp để tránh tình trạng mức tồn kho quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn, tốn chi phí bảo quản hoặc dự trữ thiếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Khi cần những loại vật tư đó thì chưa mua hoặc trên thị trường này không có phải đặt mua ở thị trường khác nên ảnh hưởng đến việc cung ứng vật tư, làm chậm tiến độ kinh doanh.
- Quá trình sản xuất vật tư: Không nên ứng trước vật liệu để làm rồi đến cuối tháng mới làm chứng từ gốc, làm như vậy sẽ sai nguyên tắc quản lý. Khi xuất vật tư phải có người thứ ba giám sát, để dễ dàng cho việc đối chiếu, kiểm tra sau này.
- Thường xuyên nâng cao nghiệp vụ của cán bộ cung ứng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thu mua NVL, CCDC nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất.
- Cùng với việc xây dựng định mức dự trữ, việc xây dựng định mức tiêu hao NVL là điều kiện quan trọng để tổ chức quản lý và hạch toán vật liệu. Hệ thống các định mức tiêu hao vật tư không những phải có đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất mà còn phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện.
- Công ty cần tăng cường kiểm tra giám sát tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư không những phải có đầy đủ cho từng chi tiết, từng bộ phận sản xuất mà còn phải không những cải tiến và hoàn thiện.
- Công ty cần tăng cường kiểm tra giám sát tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL, có có chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm động viên khuyến khích người lao động. Công ty cần từng bước đổi mới máy móc, thiết bị đã lạc hậu để tiết kiệm vật tư và tìm NVL có công dụng tương tự với NVL đang dùng nhưng có chi phí rẻ hơn.
- Trong khi đấu thầu các công trình thì công ty nên lập dự toán, tính toán trước các loại chi phí về NVL để tránh tình trạng thua lỗ khi nhận công trình.
- Trong điều kiện giá cả thị trường giá cả thị trường thường xuyên biến động thì công ty nên lập dự phòng để hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Tam Kỳ em nhận thấy công ty là một doanh nghiệp nhà nước mới được chuyển thành Công ty Cổ Phần thực hiện hạch toán độc lập, hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã tích cực chủ động sáng tạo và nhanh chóng khẳng định vị trí của mình không những trong tỉnh mà vươn ra ngoài tỉnh. Công tác kế toán đã được công ty thực hiện tốt theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. Công ty đã vận dụng hệ thống sổ sách khá đầy đủ, áp dụng hầu hết các tài khoản kế toán trong hệ thống
tương đối hoàn chỉnh. Hàng ngày các nghiệp vụ phát sinh nhiều, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến kế toán vật tư nhưng nhờ áp dụng phần mềm kế toán máy, nhân viên kế toán chỉ cần nhập số liệu vào, sau đó máy sẽ tự động làm các khâu còn lại giúp cho việc cung cấp thông tin nhanh chóng, đảm bảo cho yêu cầu quản lý. Chứng từ, sổ sách kế toán in ra sạch sẽ.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác kế toán của công ty nói chung và công tác kế toán vật tư nói riêng vẫn còn một số nhược điểm như: Kế toán còn kiêm nhiệm quá nhiều, việc xây dựng các định mức NVL chưa ổn định, NVL, CCDC chưa sắp xếp khoa học …
Vì vậy trong thời gian tới Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Tam Kỳ nên pháp huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm để công tác kế toán ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Sau quá trình thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của cô Hà Thùy Linh và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện Tam Kỳ, cùng với kiến thưc được trang bị trong suốt thời gian học tập tại
trường em đã tìm hiểu công tác kế toán tại công ty mà đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu về kế toán vật tư của công ty. Với ý kiến chủ quan, em đã nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL, CCDC để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên do kiến thức bản thân, thời gian hạn hẹp nên đề tài của em chỉ giới hạn nghiên cứu quy trình nhập - xuất và thực trạng của các loại NVL, CCDC của công ty mà chưa nghiên cứu toàn bộ công tác kế toán vật tư nói riêng và công tác kế toán các phần hành khác. Mặt khác, đề tài của em chỉ nghiên cứu trong một khoảng thời gian ngắn, các nghiệp vụ đưa ra chỉ phản ánh tại một thời điểm nhất định nên chưa mang tính tổng quát. Trong thực tế thì xảy ra nhiều tình huống mà đòi hỏi các nhân viên kế toán phải xử lý sao cho phù hợp với tình hình của công ty mình nhưng với thời gian không cho phép tôi chưa tìm hiểu được. Vì vậy, đề tài của em chưa
cô và các bạn cùng với những kiến thức mà em tích luỹ được khi đi làm,em sẽ hiểu sâu hơn về công tác kế toán vật tư nói riêng và công tác kế toán nói chung.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn co chú công ty đã tạo điều kiên giúp em hoàn thành đề tài này.
Tam Kỳ, ngày 12 tháng 7 năm 2009
Học sinh thực hiện Vũ Thị Mỹ Nương
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VấN ĐIệN TAM KỲ
1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ.
1.1Qúa trình hình thành công ty. 1.2.Quá trình phát triển công ty. 2.chức năng và phiệm vụ của công ty
3.Đặt điểm tổ chức sản xuất ,quản lý của công ty 3.1.Đặt điểm tổ chức quản lý tại công ty.
3.2.Đặt điểm quản lý tại công ty
5.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
5.1.Sơ đồ hình thức kế toán theo chứng từ ghi sổ 5.2.Một số chỉ tiêu khác
5.2.1.phương pháp kế toán hàng tồn kho tại công ty
PHẦN II:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN “NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤ DỤNG CỤ” TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VấN ĐIệN TAM KỲ.
1. Nguồn cung cấp, đặt điểm của nguyên vật liệu ,tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ.
1.1.Nguồn nguyên vật liệu.
1.2.Đặt điểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ
1.2.1.Nguyên vật liệu 1.2.2.Công cụ dụng cụ.
2.phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 2.1nguyên vật liệu.
3.Phương pháp tính giá nguyên vật liệu.
4.hoạch toán chi tiết nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ.
4.1.áp dụng phương pháp thẻ song song để hoạch toán chi tiết quá trình nhập , xuất ,tồn kho của nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ
4.2.Hoạch toán chi tiết nguyên vật liệu xuất,hập tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ
4.2.2.1.oạch toán chi tiết nhập nguyên vật liệu. 4.2.2.hoạch toán chi tiết xuất nguyên vật liệu.
4.2.3.Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vạt liệu. 4.2.4.Kế toán tổng hợp nguển vật liệu
4.3.Hoạch toán chi tiết xuất công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn Điện tam kỳ.
4.3.1.Hoạch toán chi tiết nhập công cụ dụng cụ. 4.3.2.hoạch toán chi tiết xuất công cụ dụng cụ.
4.3.3.Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết công cụ dụng cụ. 3.3.4.kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ .
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN “NGUYÊN VẠT LIỆU ,CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VấN ĐIệN TAM KỲ.
1.Đánh giá về công tác kế toán “nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ tại công ty.
2.Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán “nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại công ty.