CẢI TIẾN HỆ TRUYỀN ĐỘNG CẨU TRỤC
2.3.2. Hệ truyền động chỉnh lưu điều khiển – động cơ (CL-Đ)
- Trong hệ thống truyền động chỉnh lưu điều khiển – động cơ một chiều, bộ biến đổi điện là các mạch chỉnh lưu điều khiển có suất điện động phụ thuộc vào giá trị của pha xung điều khiển. Chỉnh lưu có thể dùng nguồn điều chỉnh điện áp phần ứng hoặc dòng điện kích thích động cơ. Tùy theo yêu cầu cụ thể của truyền động mà có thể dùng các sơ đồ chỉnh lưu thích hợp.
- Phân loại các dạng sơ đồ chỉnh lưu: Theo số pha: 1 pha, 3 pha, 6 pha.
Theo sơ đồ nối: hình tia, hình cầu, đối xứng, không đối xứng.
Số nhịp: số xung áp đập mạch trong một thời gian chu kỳ điện áp nguồn.
Khoảng điều chỉnh: là vị trí đặc tính ngoài trên mặt phẳng tọa độ [Ud, Id].
- Chế độ làm việc của chỉnh lưu phụ thuộc và phương thức điều khiển và các tính chất của tải, trong truyền động điện, tải của chỉnh lưu thường là cuộn kích từ hoặc là mạch phần ứng của động cơ điện.
- Hệ truyền động chỉnh lưu điều khiển – động cơ tiêu biểu và thường được sử dụng là hệ truyền động Thyristo – động cơ một chiều (T-Đ) có đảo chiều quay.
- Hệ thống truyền động Thyristo – động cơ một chiều (T- Đ) có đảo chiều là hệ truyền động - động cơ điện một chiều kích từ độc lập, điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi điện áp đặt vào phần ứng hoặc phần cảm của động cơ thông qua các bộ chỉnh lưu Thyristo.
- Ưu điểm của hệ truyền động chỉnh lưu điều khiển - động cơ một chiều (T-Đ) là độ tác động nhanh cao, không gây ồn và dễ tự động hóa do các van bán dẫn có hệ số khuếch đại công suất cao, điều đó thuận lợi cho việc thiết lập các hệ thống tự động điều chỉnh nhiều vòng để nâng cao chất lượng các đặc tính tĩnh và các đặc tính động của hệ thống.
- Nhược điểm của hệ thống chủ yếu là do các van bán dẫn của hệ thống có tính phi tuyến, dạng điện áp chỉnh lưu ra có biên độ đập mạch cao gây tổn thất phụ trong máy điện, ở các truyền động có công suất lớn còn làm xấu dạng điện áp của nguồn và lưới xoay chiều. Hệ số công suất cosφ của hệ nói chung là thấp.