III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2. Kiến nghị với các doanh nghiệp sản xuấ tô tô Việt Nam
Doanh nghiệp là chủ thể chính của việc thực hiện chiến lược và đưa ra bước đi của mình trong tình hình thế giới có sự thay đổi mạnh mẽ như hiện nay. Để nắm được cơ hội loại bỏ nguy cơ buộc doanh nghiệp luôn phải cẩn trọng trong quá trình đổi mình. Những tác động của doanh nghiệp cần có sự phân định rõ đâu là cái đich mà doanh nghiệp muốn đi đến, và để đi đến cái đích đó doanh nghiệp có những bước đi như thế nào, các công cụ đối phó với nguy cơ ra sao, và chuẩn bị những gì để đóa lấy cơ hội đang chờ đón phía trước.
Trước cơn sóng lớn của toàn cầu hóa, hội nhập hóa những doanh nghiệp trong ngành sản xuất ô tô cũng giống như những con thuyền mong manh dễ bị nhấn chìm. Muốn đứng vững trong thị trường hiện tại cần phải tập trung hóa tạo ra quy mô lớn hơn. Sự tập trung này không phải chỉ là sự tập trung mang tính chất cộng dồn mà là sự phối hợp tập trung để tăng sức mạnh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam VAMA cần phải chứng tỏ vai trò của mình. Đây là hiệp hội của gần như toàn bộ nhà sản xuất xe ở Việt Nam. Tổ chức này cần phải chuyên nghiệp hơn, và có được những định hướng đúng đắn cho hiệp hội thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.
Phát triển đến ngành công nghiệp phụ trợ của ngành công nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô cần phải xác định cho mình chiến lược rõ ràng, cân nhắc
và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đúng mức để tạo ra được sự khuyến khích đến việc sản xuất ô tô của doanh nghiệp mình.
Việc Việt Nam ra nhập vào thị trường thế giới đối với các ngành có tiềm năng và có truyền thống xuất khẩu sang thị trường thế giới là một cơ hội thuận lợi, nhưng với ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cũng có thể hi vọng về điều này. Tuy tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là thấp và nhiều phụ tùng chưa thể tự sản xuất được trong nước nhưng ta cũng có thể đi theo hướng lắp ráp và sản xuất phụ tùng xuất khẩu. Việt Nam cũng đã làm được điều này rồi nhưng giá trị xuất khẩu chưa thể có giá trị cao, nhưng rất có thể đây sẽ là bước đi mới và mang về những lợi nhuận cho ngành công nghiệp ô tô. Cần tạo ra được sự chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả cao.
Tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề và có những ưu đãi khuyến khích hợp lý để phát huy nguồn lao động trong nước. Thu hút đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, những năm qua dù là có những bước phát triển nhất định nhưng khâu marketinh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô còn thiếu và yếu, vì thế mà doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và định vị được hình ảnh và sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng. Nếu là doanh nghiệp bán sản phẩm luôn ra thị trường thì cần phải chú trọng đến cách thức thanh toán khi mua xe. Một chính sách phân phối hiệu quả sẽ là tiền đề cho doanh nghiệp có được thị trường mong muốn.