Khái quát về Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học luật hà nội (Trang 42)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405- CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, ngày 06/7/1993, Bộ Tư pháp đã quyết định đổi tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 04/4/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Thực hiện Đề án 549, từ năm 2013 đến nay, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mơ hình quản trị tiên tiến, khơng ngừng khẳng định vị trí của cơ sở đào tạo hàng đầu và vai trò dẫn đầu trong mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

Trải qua 40 năm phấn đấu không ngừng, đã thực hiện tốt sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước với hơn 122 ngàn cử nhân luật; hàng ngàn thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường luôn bám sát định hướng của Bộ Tư pháp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Trường đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cho sự phát triển của nền khoa học pháp lý Việt

34

Nam. Bên cạnh đó, Trường cũng nhận diện những thách thức, khó khăn trong bối cảnh mới như sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong đào tạo; yêu cầu của xã hội ngày càng cao đối với các sản phẩm đào tạo, NCKH; đội ngũ nhân sự cần phải được nâng cao năng lực hội nhập, hệ thống quản trị đại học cần phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu của tự chủ đại học và hội nhập quốc tế.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn quan tâm duy trì đảm bảo chất lượng đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, xứng đáng là đơn vị đi đầu trong hệ thống đào tạo Luật ở Việt Nam.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Trường Đại học Luật Hà Nội

2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Bộ máy tổ chức của Trường hiện nay được tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học và phù hợp với Quyết định số 868/QĐ-BTP ngày 07/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trường gồm có:

- Hội đồng Trường;

- Ban Giám hiệu: 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng; Các đơn vị thuộc Trường gồm có 27 đơn vị gồm:

- 09 khoa và bộ môn trực thuộc: Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước; Khoa Pháp luật dân sự; Khoa Pháp luật hình sự; Khoa Pháp luật kinh tế; Khoa Pháp luật quốc tế; Khoa Pháp luật thương mại quốc tế; Khoa Lý luận chính trị; Bộ mơn Ngoại ngữ; Bộ mơn Giáo dục thể chất;

- 11 phịng: Phịng Đào tạo đại học; Phòng Đào tạo sau đại học; Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí; Phịng Cơng tác sinh viên; Phòng Đảm bảo chất lượng và khảo thí; Phịng Tổ chức cán bộ; Phịng Hành chính - Tổng

35

hợp; Phòng Thanh tra; Phòng Hợp tác quốc tế; Phòng Tài chính - Kế tốn, Phịng Quản trị;

- 01 Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk;

- 01 Viện nghiên cứu: Viện Luật so sánh;

- 03 trung tâm: Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm Thông tin - Thư viện; Trung tâm Tư vấn pháp luật;

- 01 Trạm y tế;

- 01 Tạp chí Luật học là cơ quan báo chí trực thuộc Trường.

Các đơn vị đều có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo Quyết định số 823/QĐ-HT ngày 05/6/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc trường và các văn bản bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị.

Hiện nay, Nhà trường đang triển khai rà soát để ban hành mới Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Trường cùng với việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường theo quy định.

2.1.1.2. Về biên chế.

Quyết định số 158/QĐ-BTP ngày 06/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc giao tạm thời chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp cho Trường Đại học Luật Hà Nội là 460 chỉ tiêu. Tổng biên chế năm 2018 của Trường được giao 465 người theo Quyết định số 2389/QĐ-BTP ngày 19/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Phương án giao số lượng người làm việc giai đoạn 2018 - 2021 và giao số lượng người làm việc năm 2018 của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp.

Bảng 2.1: Tình hình biên chế của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.

36

STT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng số biên chế đầu năm 433 421 480

2 Số lao động có mặt 31/12 424 436 464

(Nguồn báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Phịng Tài chính kế tốn Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2018, 2019, 2020)

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội

37

2.1.2. Vị trí và chức năng

2.1.2.1. Vị trí của Trường Đại học Luật Hà Nội

- Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp. Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Tên tiếng Anh của Trường: Hanoi Law University. - Tên giao dịch viết tắt: HLU.

- Địa chỉ trụ sở chính của Trường: số 87 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- Địa chỉ Cơ sở 2: phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Địa chỉ Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk: tổ dân phố 8, Phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2.1.2.2. Chức năng của Trường Đại học Luật Hà Nội

- Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

- Tổ chức và thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm góp phần giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn của khoa học pháp lý và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật; phát triển các hoạt động tư vấn pháp luật và các dịch vụ hợp pháp khác để phục vụ xã hội và cộng đồng.

2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

38

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Trường; xây dựng kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn, hằng năm của Trường;

- Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tư pháp; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác của ngành Tư pháp và của đất nước theo thẩm quyền hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao;

- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo;

- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;

- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm mơi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục;

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục;

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của trường theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài;

39

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chế độ tài chính, kế tốn theo quy định của pháp luật;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, Trường có mã chương 014 dựa trên cơ sở các quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

Hiện nay, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp chưa được ban hành; vì vậy các đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực vẫn được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

Phịng Tài chính - Kế tốn là đơn vị quản lý tài chính của Trường, theo dõi toàn bộ hoạt động thu chi và thực hiện cơng khai tài chính theo quy định.

- Biên chế của Phịng tài chính kế tốn hiện có 07 viên chức, trong đó 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phịng và 06 viên chức phụ trách các nội dung công việc khác nhau theo sự phân cơng của Trưởng phịng.

40

- Chức năng của Phòng Tài chính - Kế tốn

+ Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý các hoạt động tài chính, kế tốn của Trường theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường về tài chính, kế tốn;

+ Quản lý nội bộ cấp đơn vị;

+ Chức năng khác theo quy định và theo phân công của Hiệu trưởng. - Nhiệm vụ về cơng tác tài chính - kế tốn

+ Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp quản lý cơng tác tài chính kế tốn của Trường và thực hiện các cơng việc chun mơn, nghiệp vụ tài chính - kế tốn theo đúng quy định của pháp luật;

+ Lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước theo quy định; xây dựng và giúp Hiệu trưởng bảo vệ kế hoạch tài chính dài hạn, hằng năm, ngắn hạn và kế hoạch tài chính đột xuất cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ bản và các hoạt động khác của trường;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng trình Hiệu trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, tài sản của trường; hướng dẫn công khai các biểu mẫu và quy trình thanh tốn cho các đơn vị trong trường;

+ Thu và quản lý các nguồn thu; thanh toán các khoản chi theo quy định của Nhà nước và của trường; phối hợp với các đơn vị có liên quan của trường thực hiện các chính sách của Nhà nước và theo quy định của trường về thu học phí, học bổng và các khoản thu, chi khác phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công tác khác;

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ, chính sách, đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả;

41

+ Tổ chức cơng tác kế tốn, thống kê, báo cáo quyết tốn ngân sách và cơng khai ngân sách theo quy định; tổ chức công tác quản lý tài sản theo quy định của Luật Kế toán;

+ Phân tích thơng tin, số liệu kế tốn; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và tài chính của trường;

+ Thực hiện cơng tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến cơng tác tài chính, kế tốn với Hiệu trưởng, Hội đồng trường và Bộ Tư pháp;

+ Tổ chức cơng tác kế tốn theo đúng quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời theo hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của Trường. Định kì thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết kiểm kê tài sản; tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.

2.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội

2.2.1. Tổ chức cơ chế tự chủ tài chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Hoạt động sự nghiệp của Trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện bởi một phần kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp; phần còn lại đơn vị tự trang trải từ nguồn thu học phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất, liên doanh, liên kết.

Năm 2018 Trường Đại học Luật Hà Nội là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên. Ngày 06/11/2019 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 2807/QĐ-BTP ngày 06/11/2019 về việc giao quyền tự

42

chủ tài chính giai đoạn 2019 - 2021 cho Trường Đại học Luật Hà Nội và phân loại là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên.

Trường thực hiện thu phí dự thi, dự tuyển chuyển sang cơ chế giá dịch vụ mà nhà nước khơng định giá. Trường tự xây dựng mức thu phí dự thi, dự tuyển theo nguyên tắc mức thu đủ để bù đắp chi phí (Quyết định số 930/QĐ- ĐHLHN ngày 05/3/2018) bắt đầu từ năm 2018.

Hoạt động tài chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện theo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học luật hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)