Lãi hoạt động đầu tư và sử dụng tiền lãi thu được từ hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 68 - 71)

2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư

2.2.6. Lãi hoạt động đầu tư và sử dụng tiền lãi thu được từ hoạt động

đầu tư

a) Lãi thu được từ hoạt động đầu tư

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô đầu tư, lãi đầu tư thu được giai đoạn 2016 đến 2020 cũng liên tục tăng, hoàn thành vượt mức dự tốn Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể:

Bảng 2.4: Lãi đầu tư thu được từ 2016 - 2020 (không bao gồm lãi tài khoản tiền gửi thanh toán và lãi tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Số lãi đầu tư thu được trong năm

So với năm trước Số tiền () Tỷ lệ (%) 2016 32.779 +700 102 2017 37.489 +4.710 114 2018 41.732 +4.243 111 2019 46.571 +4.839 112 2020 45.779 -792 98

(Nguồn: BHXH Việt Nam) Lãi đầu tư thu được hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2016 số lãi đầu tư thu được đạt 32.779 tỷ đồng, thì đến năm 2020, số lãi đầu tư thu được đã đạt 45.779 tỷ đồng.

Số tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm chủ yếu từ hoạt động đầu tư cho NSNN vay và mua TPCP, tăng đều hàng năm. Lãi thu được từ đầu tư mua TPCP là 87,4% so với tổng số tiền lãi thu được từ hoạt động đầu tư. Đối với Dự án Nhà máy thủy điện Lai Châu: Thời điểm giải ngân khoản vốn vay cuối cùng cho Dự án là ngày 11/11/2013 và khoản vay nợ cuối cùng trả cho BHXH Việt Nam vào ngày 28/12/2017. Như vậy, chỉ sau 04 năm tính từ khoản giải ngân cuối cùng cho Dự án, BHXH Việt Nam đã thu hồi đủ số tiền gốc cho vay và lãi vay sau khi trừ đi chi phí ủy thác là 3.307,8 tỷ đồng (bằng 55,13% so với vốn vay). Tỷ trọng số dư đầu tư vào dự án thấp tuy nhiên lãi suất cho vay Dự án là cao nhất so với các hình thức đầu tư khác. Lãi suất đầu tư bình quân của danh mục này đạt 9,2%/năm, đây là danh mục đầu tư có lãi suất đầu tư cao với phương thức cho vay an toàn.

Tuy nhiên, tỷ lệ lãi đầu tư bình qn có xu hướng giảm do tình hình kinh tế vĩ mơ trong các năm gần đây ổn định, lạm phát duy trì ở mức thấp (trung bình khoảng 5%/năm). Chính phủ đã có nhiều biện pháp hạ lãi suất huy động làm cho lãi suất TPCP và lãi suất tiền gửi tại các NHTM giảm rõ rệt.

Bảng 2.5: Lãi suất đầu tư bình quân hàng năm

Đơn vị tính: %

Năm Lãi suất đầu tư bình quân hàng năm

2016 7,90

2017 7,25

2018 6,40

2019 5,1

2020 5,02

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

b) Công tác phân bổ tiền lãi đầu tư từ năm 2016 đến nay

Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư được phân bổ và sử dụng theo quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg, Điều 12 Nghị định số 30/2016/NĐ- CP của Chính phủ và Quyết định số 1673/QĐ-BHXH ngày 31/10/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Phương pháp phân bổ tiền sinh lời thu được hàng năm của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN, cụ thể:

(1) Trích quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư tài chính

(2) Tiền sinh lời cịn lại sau khi trích quỹ dự phịng rủi ro được phân bổ vào các quỹ bảo hiểm, cụ thể: Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ BHXH sau khi trích chi phí quản lý BHXH theo quy định, số còn lại bổ sung vào các quỹ thành phần theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ thành phần trên tổng số dư bình quân của các quỹ thành phần trong năm; Tiền sinh lời phân bổ vào

quỹ BHYT được bổ sung vào quỹ dự phòng để điều tiết chung; Tiền sinh lời phân bổ vào quỹ BHTN được bổ sung vào quỹ BHTN.

Bảng 2.6. Phân bổ lãi đầu tư tài chính giai đoạn 2016-2020 (bao gồm lãi tài khoản tiền gửi thanh toán và lãi tài khoản tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng)

Đơn vị tính: tỷ đồng S TT CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Phân phối chênh lệch

thu, chi đầu tư tài chính 33.531 38.186 41.976 48.228 47.591

1

Trích quỹ dự phịng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm

671 764 827 797 150 2 Trích chi phí quản lý BHXH 6.471 7.362 8.478 8.568 8.057 3 Bổ sung quỹ BHXH bắt buộc 19.967 23.698 26.154 32.322 33.414 4 Bổ sung quỹ BHTN 3.389 3.864 4.167 4.699 4.167 5 Bổ sung quỹ BHYT 3.033 2.498 2.350 1.842 1.803

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 68 - 71)