Sơ đồ 3.7. Quy trình ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu quy trình Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 Hải Phòng (Trang 38 - 45)

hợp, bảng phân bổ.

Sổ chi tiết chi phí

Sổ nhật ký chung Sổ cái TK 154, 621, 622, 627. Thẻ tính giá thành Bảng đối chiếu số phát sinh Bảng tổng hợp chi phí theo yếu tố.

Ghi chú:

Đối chiếu Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Sau khi tập hợp chi phí và kết chuyển sang TK154, Kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm hoàn thành và kết chuyển sang TK155 – Thành phẩm.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP KHOA KẾ TOÁN

PHẦN 3 : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 TẠI HẢI PHÒNG

Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng”, bằng kiến thức đó học kết hợp với thực tế công việc em đó tìm cho mình được nhiều bài học và kinh nghiệm bổ ích về cách quản lý, hạch toán kế toán. Về cơ bản em thấy công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh là phù hợp, phát huy hết năng lực của mình. Quá trình sản xuất kinh doanh luôn phát triển, tổng số vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên hàng năm, mức tích luỹ với ngân sách ngày càng cao. Đạt được kết quả đó có phần đúng ghóp rất tích cực của bộ máy kế toán của công ty. Qua tìm hiểu thực tế em xin đưa ra một số đánh giá nhận xét sau:

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY. a/ Ưu điểm

+ Bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ, quy trình hoạt động khoa học, hiệu quả và ngày càng hoàn thiện.

+ Sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng đối với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc đã giảm nhẹ công việc cho kế toán trưởng và giúp giám đốc có thể bao quát được công việc của từng bộ phận cụ thể để kịp thời có những giải pháp và phương hướng hoạt động tốt hơn.

+ Các phần hành kế toán có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra cơ chế hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả

b/ Nhược điểm

Với khối lượng công việc tương đối nhiều mà số lượng nhân viên phòng kế toán thì hạn chế, điều này gây khó khăn cho việc tập hợp các loại chi phí, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Mặt khác do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người là khác nhau nên không thể giải quyết kịp thời với số lượng công việc quá lớn như vậy, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ hoàn thành cũng như hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán.

c/ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán và giải pháp thực hiện

Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán để mỗi phần hành kế toán chỉ do một kế toán viên đảm nhiệm, đồng thời tăng cường việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán.

Giải pháp thực hiện:

+ Công ty nên tuyển thêm kế toán viên để đảm bảo hoàn thành kịp thời và hiệu quả các công việc, giúp việc quản lí bộ máy kế toán tốt hơn.

+ Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ

+ Trang bị đầy đủ máy móc thiết bị như máy tính, máy in, máy photo…để các kế toán viên có đủ điều kiện làm việc

+ Có chính sách, chế độ khen thưởng hợp lí để động viên, khích lệ nhân viên. Từ đó sẽ giúp họ không ngừng phấn đấu, phát huy hết khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc…

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY. a/ Ưu điểm

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP KHOA KẾ TOÁN

+ Hiện nay Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng đang áp dụng hình thức Nhật ký chung một hình thức phù hợp với thực tế tổ chức sản xuất tại công ty. Phòng kế toán sử dụng hệ thống sổ sách chứng từ khá đầy đủ theo quy định chung của Bộ Tài Chính và đảm bảo phù hợp với hoạt động kế toán tại chi nhánh, đó tạo ra được mối quan hệ mật thiết với nhau giữa các phần hành trong hệ thống kế toán.

+ Hệ thống chứng từ hạch toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp,hợp lệ , đầy đủ, tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán. Các khoản chi phí phát sinh tại Công ty đều có chứng từ hợp lệ. Nhờ đó, Công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh đảm bảo các nghiệp vụ ghi trên sổ đều phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh.

+ Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý tạo điều kiện hạch toán đúng, đủ và kịp thời. Công ty đã xây dựng được một hệ thống tài khoản khá phủ hợp với chế độ quản lý dựa trên nền tảng của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

b/ Nhược điểm

+ Về tổ chức và luân chuyển chứng từ: Việc giao nộp chứng từ của các nhân viên thống kê tại các phân xưởng đôi khi cũng chậm trễ. Điều này đã gây khó khăn cho công tác kế toán. Khi có hối thúc của phòng kế toán, một số nhân viên thống kê lại giao nộp tập trung thành từng đợt vào cuối kỳ làm cho công tác hạch toán rất vất vả. Nhiều khi, các nhân viên thống kê còn chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về tổ chức chứng từ kế toán.

Ví dụ: Đơn xin tạm ứng không có bản hợp đồng kèm theo. Điều này cản trở việc ký duyệt các đơn xin tạm ứng làm chậm quá trình sản xuất.

c/ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và giải pháp thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để khắc phục được những hạn chế trên công ty nên tổ chức lại việc luân chuyển chứng từ để đảm bảo các chứng từ được tập hợp đầy đủ và kịp thời phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được chính xác. Đồng thời cần cải tiến và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý và sản xuất.

Gải pháp thực hiện:

Những tồn tại trên trong công tác tổ chức chứng từ đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác hạch toán kế toán tại phòng kế toán của Công ty, đôi khi không phản ánh đúng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Để khắc phục khó khăn này có thể thực hiện những giải pháp sau:

+ Đôn đốc việc giao nộp chứng từ của các thống kê phân xưởng.

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất Công ty tiến hành tạm ứng cho các xưởng tự đảm bảo về vật tư nhân lực cho mình. Các xưởng muốn được tạm ứng phải có đơn xin tạm ứng kèm theo các bản hợp đồng. Như vậy có thể quy định chặt chẽ thời hạn thanh toán,yêu cầu các phân xưởng phải quyết toán xong các lần tạm ứng trước mới được tạm ứng các lần tiếp theo.

+ Thường xuyên kiểm tra hiệu quả của hệ thống trang thiết bị để kịp thời sửa chữa và bổ sung kịp thời.

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP KHOA KẾ TOÁN

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại “Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng” em đó học hỏi được rất nhiều điều bổ ích, những kinh nghiệm thực tế về kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, nó còn giúp em hiểu biết thêm về công tác kế toán, thấy được những khó khăn vất vả của công việc và qua đú làm cho em càng thêm yêu nghề và vững tin vào công việc mà bản thân đó lựa chọn.

Tuy nhiên do bản thân kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập khá ngắn nên không thể tránh được những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các thầy cô cùng các bác và các anh chị trong phòng kế toán và ban lãnh đạo công ty.

Trong thời gian thực tập tại “Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng” em đó nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cơ, các bác và các anh chị trong phòng kế toán cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện của toàn thể chi nhánh đó giúp em hoàn thành tốt khóa thực tập này.

Một lần nữa, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ - giảng viên khoa Kế toán-Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, ban lãnh đạo và phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 tại Hải Phòng đó giúp em rất nhiều để hoàn thành báo cáo thực tập này.

Một phần của tài liệu quy trình Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Chi nhánh công ty cổ phần Bạch Đằng 10 Hải Phòng (Trang 38 - 45)