Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Một phần của tài liệu Sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

1.3.2 .Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật

2.1. Khái quát chung về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

* Về tổ chức bộ máy của Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế

Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế có 12 đơn vị tổ chức Hội trực thuộc (9 huyện, thị xã, thành phố và 03 đơn vị lực lượng vũ trang); có 141 Hội LHPN cấp xã, phường, thị trấn; 1.156 Chi hội phụ nữ (trong đó có 156 Chi hội phụ nữ biên giới thuộc 46 xã của 9 huyện biên giới). Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 362.122, số hội viên trong toàn tỉnh: 183.147 hội viên [21].

Cơ quan chuyên trách Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 17 cán bộ, công chức, cụ thể xem Bảng 2.1.

39

Bảng 2.1. Bảng số liệu cán bộ Hội cấp tỉnh

Hội LHPN tỉnh Thường trực Số Trưởng, phó ban Cán bộ lượng Tỷ lệ lượng Số Tỷ lệ lượng Tỷ lệ Số

Tổng số 3 100 6 100 9 100 Trình độ chun mơn Sơ cấp Trung cấp Đại học 2 66,67 4 66,67 8 88,90 Trên Đại học 1 33,33 2 33,33 1 11,10 Trình độ lý luận chính trị Trung cấp 2 33,33 Cao cấp 3 100 4 66,67

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021

Về chức năng: Cơ quan Hội LHPN tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành mà trực tiếp, thường xuyên là Ban thường vụ Hội LHPN cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Hội, công tác Hội, đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác hội theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam.

Về nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp và phong trào phụ nữ theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của Hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của Hội và cán bộ công chức trong cơ quan chuyên trách công tác

40

Hội phụ nữ; Sơ kết, tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ theo phân công, phân cấp và theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp Hội tại địa phương trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch cơng tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cùng cấp; nghiệp vụ công tác Hội và phong trào phụ nữ; tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Hội; Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, phân cấp.

Về Cơ cấu tổ chức cán bộ bao gồm:

- Thường trực: Có 03 biên chế, gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch.

- Ban Xây dựng Tổ chức: 05 biên chế, gồm Trưởng ban, phó ban và 03 chuyên viên;

- Ban Gia đình - Xã hội – kinh tế: 05 biên chế, gồm Trưởng ban, phó ban và 03 chuyên viên;

- Văn phòng: 05 biên chế, gồm Chánh Văn phịng, phó văn phịng và 03 chuyên viên.

Đội ngũ các bộ Hội cấp tỉnh có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực cơ bản đáp ứng nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, trình độ hội viên cịn hạn chế… Vì vậy để hoàn thành nhiệm vụ, trong thời gian qua một số cán bộ công chức phải kiêm nhiệm nhiều vị trí cơng việc khác nhau.

Cán bộ chuyên trách Hội LHPN 9 huyện, thị xã thành phố có 34 cơng chức, bình qn mỗi huyện có 3 cán bộ, cơng chức cơ cấu 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và chuyên viên. Cụ thể xem Bảng 2.2

41

Bảng 2.2. Bảng số liệu cán bộ Hội cấp huyện tỉnh Thừa Thiên Huế Hội LHPN các Hội LHPN các huyện/thành Chủ tịch, phó chủ tịch Cán bộ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số 18 100 16 100 Trình độ chun mơn Sơ cấp 0 0 0 0 Trung cấp, Cao đẳng 0 0 0 0 Đại học, trên Đại học 18 100 16 100 Trình độ lý luận Sơ cấp 0 0 2 12,5 Trung cấp 9 50 12 75 Cao cấp 9 50 2 12,5

Nguồn: Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021

Cán bộ chun trách Hội LHPN cấp xã có 140 cơng chức chức danh là Chủ tịch, cụ thể xem Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Số liệu cán bộ Hội cấp xã, phường, thị trấn tỉnh Thừa Thiên Huế

Hội LHPN xã/phường/thị trấn Chủ tịch Phó chủ tịch Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số 140 100 144 100 Trình độ chun mơn Sơ cấp 5 3,57 7 4,86 Trung cấp, Cao đẳng 23 16,43 39 27,08 Đại học, trên Đại học 112 80,00 98 68,06 Trình độ lý luận Sơ cấp 19 13,57 40 27,78 Trung cấp 116 82,86 27 18,75 Cao cấp 2 1,42 5 3,47

42

Với hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế từ tỉnh đến thơn, xóm, tổ dân phố, đội ngũ cán bộ Hội các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, nhiệt tình với cơng việc; có kinh nghiệm thực tiễn, khả năng tiếp thu, quán triệt và cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, triển khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cơng tác Hội.

Hội LHPN các cấp tham gia đóng góp và đề xuất ý kiến trong các ban chỉ đạo, các Hội đồng tại địa phương về những vấn đề liên quan đến phụ nữ. Hội LHPN cấp xã là lực lượng nòng cốt đi đầu trong các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, phịng chống các tệ nạn xã hội, tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương.

* Về tình hình phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế

Chiếm trên 51% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội, lực lượng phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia hoạt động trong các lĩnh vực, góp phần cùng tồn dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trong gia đình và cộng đồng xã hội, phụ nữ Thừa Thiên Huế luôn là người đảm đang, gánh vác mọi cơng việc của gia đình, gắn bó với q hương, xóm làng vun đắp thành một khối cộng đồng đồn kết. Ngày nay, trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều phụ nữ nơng thơn đang trở thành nữ cơng nhân có trình độ ở các khu cơng nghiệp của Phú Bài, khu Công nghiệp Phong Điền và nhiều công ty, đơn vị khác... Họ không chỉ làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp mà ngay cả trên đồng ruộng được cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất; nhiều người trở thành nhà quản lý năng động, điển hình tiên tiến phụ nữ làm kinh tế giỏi… Hiện nay, nhiều cơ hội mới đang mở ra cho sự phát triển của phụ nữ, tạo cho họ nhiều việc làm phù hợp và từ đó

43

nâng cao vị thế của họ. Quá trình hình thành chuẩn mực trên là sự kết hợp giữa những giá trị văn hóa truyền thống của phụ nữ Thừa Thiên Huế, cùng với việc phát huy những giá trị tư tưởng, tinh hoa tốt đẹp của thời đại mới. Mỗi người phụ nữ tạo ra bản lĩnh riêng, từ trí tuệ được nâng cao, nhạy bén và năng động, cùng với vẻ đẹp dịu nhàng, sâu sắc tỏa ra từ tấm lòng nhân hậu của họ. Họ là những cơng dân ưu tú, giúp ích cho xã hội, đồng thời là người vợ hiền, người mẹ tận tâm, là ngọn lửa trong mỗi mái ấm gia đình.

Trong quá trình ấy, khoảng cách sự tham gia giữa nam giới và phụ nữ rút ngắn dần và nội dung của chuẩn mực công, dung, ngôn, hạnh trong xã hội hiện đại có sự thay đổi. Sự thay đổi đó dựa trên sự kế thừa và phát triển thêm những giá trị để phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên công tác phụ nữ của tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết đó là:

- Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ là 5.513 hộ chiếm 11,45%, phụ nữ mù chữ, tái mù chữ cịn gần 15.000 hội viên, phụ nữ. Tình trạng phụ nữ dân tộc ít người chỉ có tư tương trơng chờ ỷ lại, chưa tự lực, tự cường để tự vươn lên thốt nghèo, mà cịn trơng chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; phong tục tập quán ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, mang tính tự túc tự cấp, ngại đổi mới, sợ khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, ý tưởng sản xuất kinh doanh; điều kiện đi lại của chị em ở vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế, một số chị em phụ nữ còn mù chữ nên việc tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật cịn nhiều hạn chế.

- Tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy gia tăng, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn ít tình trạng này, tình trạng tảo hơn, hơn nhân cận huyết thống chủ yếu họ hàng, dòng họ ở vùng sâu, vùng xa dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp hầu như khơng cịn tái diễn...Hoạt động hỗ trợ phụ nữ duy trì việc làm

44

sau học nghề và giảm nghèo bền vững hiệu quả chưa cao; chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhận ủy thác vay vốn từ các Ngân hàng, chưa có giải pháp về nguồn lực có tính chiến lược, lâu dài. Các mơ hình phát triển kinh tế chưa bền vững, chưa nhân được diện rộng, sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, sản phẩm nơng nghiệp chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Tình hình tơn giáo tên địa bàn tỉnh khá đang dạng, tồn tỉnh hiện có 4 tôn giáo: Phật giáo, công giáo, tin lành và Cao đài. Năm 2006, Linh mục Nguyên Văn Lý lôi kéo nhân dân, giáo xứ gây mất An ninh trật tự tại Thừa Thiên Huế, nhiều gia đình, đặc biệt là nhiều chị em phụ nữ bị lôi kéo dụ dỗ. Gần đây xuất hiện thêm một số đạo lạ như Pháp luân công, Đức Chúa trời mẹ tuyên truyền, lôi kéo hội viên, phụ nữ tham gia.

Từ thực tế trên, đòi hỏi các cấp Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế cần nâng cao sự tham gia vào quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)