. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 5834 tỉ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trưởng 20,5% so
1. Xu hướng phát triển của thị trường hàng dệt may xuất khẩu
2.2. Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu
xuất khẩu
Đẩy mạnh hoạt động Marketing. Thời gian qua, chúng ta còn thiếu
thông tin thị trường để có thể chớp kịp thời cơ kinh doanh trong từng thời điểm.Cần nhấn mạnh rằng hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên quan trọng trong việc xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu.Chúng ta cần thúc đẩy phát triển hoạt động này để: Có được thông tin về nhu cầu và mức nhập của từng thị trường về mẫu mã, mốt của từng sản phẩm; thông tin về các quy định pháp lý hay thể chế hải quan của từng mặt hàng như các quy định buôn bán cụ thể của hiệp định hàng dệt may( ATC) hay hiệp định đa sợi (MFA), các quy định về an toàn và môi trường, chính sách buôn bán của nước nhập khẩu; Các thông tin về đối thủ cạnh tranh…Chỉ khi nắm bắt được đầy đủ các thông tin thì các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta mới thực hiên được thành công kế hoạch xuất khẩu của mình đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững.
Xây dựng kế hoạch thị trường. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam cho đến năm 2010 vẫn tập trung chủ yếu vào các thị trường các nước phát triển Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, thứ đến là các nước ASEAN nói riêng và Châu Á nói chung. Chúng ta phải xây dựng cơ cấu 33
kế hoạch cho các thị trường chủ yếu này để có thể chủ động trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên kế hoạch này phải thể hiện được tính năng động, mềm dẻo và linh hoạt theo hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là công cụ
cạnh tranh số 1 trong xuất khẩu. Trên thực tế tuy hàng dệt may Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường thế giới với kim ngạch tăng qua các năm tuy nhiên nhìn chung chất lượng sản phẩm của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ…đây là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho chúng ta tuy nhiên trong điều kiện có hạn như hiện nay chúng ta cần tập trung vào: Thứ nhất là rà soát lại toàn bộ công nghệ kéo sợi, dệt vải đến công nghệ may. Trên cơ sở đó, cần chấn chỉnh và nâng cấp những khâu trọng điểm nhất để khẩn trương nâng cao chất lượng sản phẩm từ các khâu. Thứ hai là cần tập trung vào khâu nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, thiết kế tạo “mốt” nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường các nước phát triển. Thứ ba là chấn chỉnh lại và nâng cấp khâu bao bì, đóng gói, nhãn mác theo tiêu chuẩn quốc tế. Và cuối cùng là đẩy mạnh hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đối với các doanh nghiệp trong toàn quốc. Cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng thật nghiêm ngặt. Bên cạnh đó cần phải áp dụng hướng đa dạng sản phẩm, mở rộng nhanh các mẫu mã đa dạng đặc biệt là các “mốt” mới độc đáo đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang khó tính ở các nước phát triển.
Quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực. Cần ưu tiên hợp lý việc đào
tạo để có được những chuyên gia giỏi về tạo mốt, công nghệ, Marketing, kỹ thuật thương mại quốc tế…Những chuyên gia cần tiếp cận nhiều với thực tiễn thị trường các nước phát triển. Cần nhấn mạnh rằng, đội ngũ chuyên gia giỏi này không chỉ đủ mạnh về chuyên môn mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc. Tâm huyết với nghề, với sự phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của đất nước
KẾT LUẬN
Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào ngành dệt may đã và đang tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển triển trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu với những lợi thế về lực lượng lao động đông đảo và giá nhân công ở mức thấp như Việt Nam. Những cải cách trong thể chế buôn bán hàng dệt may thế giới cũng tạo cho Việt Nam những cơ hội phát triển xuất khẩu, trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu dệt may lớn nhất của thế giới.
Lúc này cách hữu hiệu duy nhất để thúc đẩy phát triển xuất khẩu là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, thông qua nhiều biện pháp tổng hợp, từ thực hiện tốt phương châm “sản xuất cho thị trường vì thị trường” đến nhận thức và tăng cường hoạt động thực tiễn của từng doanh nghiệp trong hoạt động Marketing phục vụ xuất khẩu.
Với những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại của ngành xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thì vấn đề định hướng phát triển đúng đắn và hướng tới phát triển bền vững là một yêu cầu rất cấp thiết. Kế hoạch xuất khẩu hàng dệt may cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong định hướng và hướng dẫn hoạt động để đảm bảo được sự phát triển đúng hướng mà Đảng và Nhà Nước đã đề ra.
Vậy câu hỏi đặt ra là: “liệu thương hiệu hàng dệt may Made in Viet Nam có được cả thế giới biết đến hay không ?” còn đang bỏ ngỏ và chờ đợi từ những lỗ lực rất lớn của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới, để có thể đưa ra được một đáp án một cách chính xác nhất!