Hồ Chí Minh khơng những đã vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát

Một phần của tài liệu Phân tích những cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh; chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh (Trang 32 - 40)

Phần I : Cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2. Tiền đề quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí

2.2.3. Hồ Chí Minh khơng những đã vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát

và làm phong phú chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại mới

Qua luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộc Việt Nam – con đường giải phóng dân tộc. Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, Người xem chủ

nghĩa Mác – Lênin như một kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằng cần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó.Từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác – Lênin, đồng thời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin trong vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

2.2.3.1. Vận dụng, phát triển sáng tạo về việc giành độc lập dân tộc

Dưới ánh sáng chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đúc kết được nhiều điều quan trọng, trong đó đáng chú ý:

Thứ nhất, khi phân chia các thứ cách mạng, nếu lấy tư tưởng làm tiêu chí thì có

ba loại: tư bản cách mạng, dân tộc cách mạng, giai cấp cách mạng; nếu lấy mục tiêu của từng dân tộc và nhân loại thì có hai loại: dân tộc cách mạng và thế giới cách mạng.

Thứ hai, lý luận do phân tích kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước

ta từ trước đến nay kết luận thành. Vì vậy, “Học chủ nghĩa Mác-Lênin khơng phải nhắc như con vẹt “Vô sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ trương chính sách của Đảng... Chủ nghĩa Mác-Lênin khơng phải ở đâu người ta cũng làm cộng sản, cũng làm Xôviết”. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng bắt chước một mực làm theo thế ấy, thì đó vừa là lý luận sng, vơ ích, vừa chưa biết khéo lợi dụng kinh nghiệm: “nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng”.

Những nhận thức nêu trên là hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu vì sao đối với dân tộc Việt Nam thì trước hết phải giành cho kỳ được độc lập dân tộc; là làm

dân tộc cách mạng chứ không phải giai cấp cách mạng như Cách mạng Pháp năm 1789 hay Cách mạng Nga năm 1917. Tư bản cách mạng thì phải có tư bản ở thành phố (tư bản mới) và tư bản ở hương thôn (địa chủ). Việt Nam chưa đủ những điều kiện này.

Nói cách khác, Hồ Chí Minh khẳng định chúng ta phải làm dân tộc cách mạng là vì mâu thuẫn dân tộc giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam sống thân phận nô lệ với một bên là bọn cướp nước là mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa. Giải quyết mâu thuẫn ấy để giành lại độc lập, tự do là nhiệm vụ hàng đầu, khơng giành được độc lập dân tộc thì khơng có gì hết.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc đế quốc chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc... Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng”. Cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc. Chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ nghĩa. Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng ở chính quốc, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa hai vòi”, để khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa là một trong những “cái cánh” của cách mạng thế giới. Những luận điểm của Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự vận dụng, phát triển sáng tạo mà cịn góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú chủ nghĩa Lênin về cách mạng thuộc địa.

2.2.3.2. Vận dụng, phát triển sáng tạo về việc độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh chỉ rõ giải phóng dân tộc trước hết nhưng theo con đường cách mạng vô sản, tức là độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách làm này vừa tránh được “vết xe đổ” của con đường phong kiến và tư sản ở Việt Nam vừa không trở thành người bắt chước. Thực chất đây là

sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cụ thể của nước ta. Kết hợp sáng tạo giữa “quy luật nhất định” và “con đường khác nhau”, Hồ Chí Minh cho thấy có nhiều con đường để đi tới mục tiêu duy nhất là chủ nghĩa xã hội (cộng sản). Đó là “sự gặp gỡ giữa dân tộc và thời đại”.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ biện chứng. “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Nước độc lập là điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội là thước đo giá trị của độc lập dân tộc.

2.2.3.3. Vận dụng, phát triển sáng tạo về Đảng Cộng sản

V.I.Lênin đưa ra quan điểm Đảng Cộng sản ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào cơng nhân. Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Theo Người, “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Lênin không chỉ bổ sung yếu tố phong trào yêu nước vào sự ra đời của Đảng Cộng sản mà còn cho thấy phong trào yêu nước có khả năng kết hợp với phong trào cơng nhân, vì cả hai phong trào cùng một nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt là chống xâm lược, giành độc lập dân tộc. Sự xuất hiện một yếu tố mới là phong trào u nước khơng những khơng hạ thấp vai trị của chủ nghĩa xã hội khoa học, ngược lại tỏ rõ rằng ở các nước thuộc địa như Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin có một mảnh đất màu mỡ, “lực lượng vật chất” không chỉ là phong trào cơng nhân mà cịn có cả phong trào u nước. Ngược lại, phong trào yêu nước phải được tiếp nhận lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin mới thành phong trào yêu nước triệt để. Sáng tạo ở vế “đồng thời là Đảng của dân tộc” ở chỗ: Thứ nhất, cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là giai cấp cơng nhân mà là tồn thể dân tộc. Thứ hai, Đảng không chỉ vì lợi ích của giai cấp cơng nhân mà vì lợi ích cả dân tộc. Thứ ba,

Đảng khơng chỉ trong tim của người đảng viên đảng cộng sản, mà phải “gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”.

Đảng Cộng sản từ trong xã hội mà ra, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới xây dựng tư cách của một người cách mạng của một Đảng chân chính cách mạng, đạo đức và văn minh. Từ những chỉ dẫn quan trọng của Lênin phải ln quan tâm tới lợi ích của giai cấp vơ sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngồi lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng khơng có lợi ích gì khác”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần, giữ vững đạo đức cách mạng, “cao nhất là chí cơng vơ tư”. Người nhấn mạnh: “Hy sinh lợi ích cá nhân, thậm chí hăng hái vui vẻ hy sinh tính mệnh của mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc, cho lồi người, đó là ngun tắc tối cao, đạo đức tối cao của mỗi đảng viên”.

Liên quan tới tư cách của người cách mạng, theo định hướng của Lênin chống tha hóa quyền lực, Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn sớm rất cụ thể về vấn đề này. Ngay sau cách mạng thành công, Người đã chỉ ra “Những người trong các cơng sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu khơng giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Theo Người, cán bộ có quyền phải đặc biệt chú trọng thực hành chữ “liêm”: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đồn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục kht, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ cơng vi tư”.

Về quan liêu, nếu Lênin tập trung chỉ ra nguy hại của bệnh này, thì Hồ Chí Minh vạch rõ biểu hiện, tác hại và quan hệ với tham ơ, lãng phí. Theo Người, những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu là “có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấy, có chế độ mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ơ, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ơ, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ơ, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.

2.2.3.4. Vận dụng, phát triển sáng tạo về lực lượng cách mạng

Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin nêu khẩu hiệu “Giai cấp vơ sản và các dân tộc bị áp bức, đồn kết lại!”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh:

“Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết

Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”.

Khẩu hiệu đồn kết của Hồ Chí Minh chứa đựng ba tầng đồn kết: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và tỷ lệ thuận giữa sức mạnh đoàn kết và khả năng thành cơng. Người chỉ rõ: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lịng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết”. Khái niệm “dân tộc cách mệnh” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng một hàm lượng khoa học, sáng tạo lớn trong việc tổ chức lực lượng cách mạng, chính xác là xây dựng chiến lược đại đồn kết toàn dân tộc. Toàn thể dân tộc Việt Nam bị áp bức đồng tâm hiệp lực đánh đuổi thực dân Pháp, “thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ”. Người cũng luôn khẳng định tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em”.

2.2.3.5. Vận dụng, phát triển nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ

Việt Nam cùng loại hình phương thức quá độ gián tiếp như nước Nga, nhưng với những đặc điểm một nước thuộc địa, tiến trình cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc đến dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự kế tục một cách mật thiết, đan xen, đồng thời, mặt này trong mặt kia trong cùng một quá trình vận động các mặt kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên có trọng tâm, ở mỗi bước có mặt nổi lên chi phối, khơng thể “vượt bỏ giai đoạn”, nhưng cũng không thể “từ từ từng bước”. Đặc điểm đó của chế độ dân chủ nhân dân, đồng thời cũng liên quan đến đặc điểm của thời kỳ quá độ của một thứ cách mạng điển hình. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là như thế và nhất định phải như thế. Chế độ dân chủ nhân dân có thể gọi là “quá độ của q độ”. Nó

khơng phải là một chặng đường của thời kỳ quá độ, nhưng là một chế độ có tính chất q độ, ít nhiều làm chức năng của thời kỳ quá độ.

Theo Hồ Chí Minh, “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Nói đặc điểm to nhất có thể hiểu là khó khăn, phức tạp nhất, một cuộc chiến đấu khổng lồ. Nói tiến thẳng là theo tinh thần của chủ nghĩa Lênin về con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong những điều kiện lịch sử cho phép. Nhưng bỏ qua khơng có nghĩa là đốt cháy giai đoạn, chủ quan, nóng vội, phiêu lưu làm ẩu, duy ý chí.

Đặc điểm to nhất chứa đựng trong đó mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, địi hỏi tất yếu của chủ nghĩa xã hội phải có một nền cơng nghiệp hiện đại, nơng nghiệp hiện đại, văn hóa khoa học tiên tiến với một bên là trình độ thấp kém, lạc hậu do thực dân, phong kiến để lại. Thực tế lạc hậu của xã hội Việt Nam cho thấy thời kỳ quá độ ở nước ta xuất hiện hệ thống mâu thuẫn đan xen, phức tạp, vừa mang tính đối kháng vừa mang tính khơng đối kháng, xét đến cùng đó là mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tự phát tư bản chủ nghĩa.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng, thực hiện hai quy luật trên một ý nghĩa nào đó là “trái ngược” nhau: xóa bỏ và xây dựng. Chúng ta phải vừa cải tạo vừa xây dựng, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Điều này chưa có tiền lệ. Theo Giáo sư Nhật Bản, Singô Sibata, “một trong những cống hiến quan trọng của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Theo tôi được biết, Đảng Lao động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng mácxít trên thế giới áp dụng lý luận này”.

Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy có hai đặc trưng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đó là đặc trưng kinh tế và đặc trưng văn hóa. Sáng tạo của Hồ Chí Minh là cụ thể hóa quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của V.I.Lênin trong điều kiện cụ thể của một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển.

Về đặc trưng kinh tế: Theo V.I.Lênin, bản chất của chủ nghĩa xã hội trước hết

phải làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no, tức phải đặt yếu tố kinh tế lên hàng đầu. Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao khơng nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước”. “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm được ấm no và sống một đời hạnh phúc”.

Về đặc trưng văn hóa: Dân chủ và dân làm chủ là vấn đề cốt tử của cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, trong một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người đã làm sáng tỏ quan hệ giữa dân với Đảng, Chính phủ và cán bộ, đảng viên. Nhân dân có quyền kiểm sốt đại biểu của mình, cịn những người trong bộ máy cách mạng đều được phân cơng làm đày tớ cho dân. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trị, nếu khơng quần chúng sẽ đá đít”.

Một phần của tài liệu Phân tích những cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh; chỉ ra tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh (Trang 32 - 40)