Tóm tắt yếu tố tương ứng với các biến quan sát

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 42 - 44)

Để thuận tiện cho việc nhận xét kết quả khảo sát sau khi phân tích các số liệu thống kê mô tả, người nghiên cứu đề xuất quy ước thang điểm giá trị trung bình (mean) đối với thang đo – tính theo giá trị khoảng cách giữa các mức đánh giá trên thang đo Likert.

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5

= 0.8

STT Điểm trung bình (Mean) Thang đánh giá

1 1.00 - 1.80 Không đạt

2 1.81 - 2.60 Yếu

3 2.61 - 3.40 Trung bình

4 3.41 - 4.20 Khá

5 4.21 - 5.00 Tốt

32

Quy trình đánh giá kết quả khảo sát

- Bước 1: Xử lý số liệu khảo sát, làm sạch và xem xét chất lượng mẫu

- Bước 2: Tổng hợp số liệu thống kê và đánh giá độ tin cậy các biến bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

- Bước 3: Phân tích hệ số tương quan Pearson. - Bước 4: Đánh giá và đưa ra nhận xét.

Phân tích kết quả

Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 áp dụng phân tích hệ số tương quan Pearson để xác định yếu tố nào thật sự tác động đến kết quả học tập của sinh viên Điều dưỡng năm nhất.

Thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha [15]. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994) [15]

- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) [18] - Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

Kiểm định mức độ tương quan thông qua hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. [6, tr 146]

Để tiện cho việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thông qua kiến thức và kỹ năng thu nhận từ các môn học, mơ hình tương quan có dạng sau:

33 Trong đó:

F_KQ: là biến phụ thuộc (kết quả học tập);

F_VC, F_GV, F_PP, F_YT, F_LT: là biến độc lập: . F_VC: cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy. . F_GV: giảng viên, cán bộ y tế.

. F_PP: phương pháp học tập. . F_LT: việc làm thêm.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất chuyên ngành Điều dưỡng.

2.2.2.1. Kết quả học tập của sinh viên

Nghiên cứu khảo sát trên 257 sinh viên Điều dưỡng năm nhất tại trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ.

Trong đó, kết quả học tập của sinh viên đạt được trong học kỳ I năm học 2016 - 2017 tính theo điểm trung bình: có 11 sinh viên đạt loại giỏi chiếm 4.3%, 110 sinh viên đạt loại khá chiếm 47.1 %, 122 sinh viên đạt loại trung bình chiếm 47.5 % và 14 sinh viên đạt loại trung bình yếu chiếm 5.4 %. Như vậy, kết quả học tập của sinh viên theo điểm trung bình đạt được còn khá thấp.

STT Phân loại kết quả

học tập Tần số Tỷ lệ phần trăm (%) 1 Giỏi 11 4.3 2 Khá 110 42.8 3 Trung bình 122 47.5 4 Trung bình yếu 14 5.4 Tổng cộng 257 100

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành điều dưỡng trường cao đẳng y tế cần thơ (Trang 42 - 44)