GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VHDN TẠI VNPT ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT đồng tháp (Trang 75)

ĐỒNG THÁP

3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 3.1.1. Bới cảnh kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế xã hội năm 2020

Kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế cả nước tăng trưởng chậm lại với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở hầu hết các nước trên thế giới, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn tiếp diễn, thời tiết diễn biến bất thường do tác động của biến đổi khí hậu, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động bởi xâm nhập mặn, dịch tả heo châu Phi vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.

Trong bối cảnh trên, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của Tỉnh gặp không ít khó khăn, giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh, lưu thông hàng hóa bị trì trệ, tờn kho sản phẩm cơng nghiệp lớn, nên tăng trưởng một số ngành bị giảm sút, làm cho tăng trưởng chung của tỉnh không cao, nhất là các ngành thương mại, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm ước đạt 3,41%(2), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 2,16%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,46%; khu vực thương mại - dịch vụ tăng 1,44% (so cùng kỳ lần lượt: 2,82%; 10,29%; 7,58%).

Nhưng nhờ sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Tỉnh nhà trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội” nên tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những tháng đầu năm vẫn duy trì đà phát triển và có những điểm sáng. Dịch bệnh Covid-19 được kiểm sốt tốt, hạ tầng giao thơng được cải thiện, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh quốc phòng được giữ vững. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh một lần nữa giữ vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, ghi dấu mốc 12 năm liên tiếp nằm trong nhóm 05 địa phương có chất lượng điều hành cao nhất nước. Chỉ số cải cách hành chính (PAR

chính công (PAPI) được cải thiện rõ nét khi lần đầu vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

UBND Tỉnh đã chủ động thực hiện nhiệm vụ “đồng hành cùng doanh nghiệp” bằng những hành động thiết thực, kịp thời động viên và triển khai đến doanh nghiệp các chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, chi hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng hoạt động do đại dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh; linh hoạt và chủ động trong triển khai kịp thời các gói hỗ trợ đến các đối tượng Người có công, bảo trợ xã hội, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tạo động lực giúp người dân an tâm sinh sống và làm việc.

Ngay khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, trạng thái bình thường được xác lập, Tỉnh đã chủ động kết nối tổ chức hội nghị kích cầu du lịch và hội nghị trực tuyến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để khởi động lại hai nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Các tuyến, điểm du lịch mở cửa đón khách trở lại, các hoạt động văn hóa, sự kiện được khởi động trở lại với nhiều sự đổi mới, phát huy truyền thống văn hóa, thu hút khách tham quan.

Trong bối cảnh khó khăn chung, UBND Tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết, yêu cầu các Sở, ban, ngành Tỉnh và UBND cấp huyện khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 theo chỉ đạo tại Công văn số 622/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30 tháng 9 sẽ điều chuyển vốn những cơng trình giải ngân chưa đạt 60%. Đến ngày 24/7/2020, kết quả giải ngân đạt 971,5 tỷ đồng, bằng 20,34%. Ước giải ngân cả năm 2020 đạt 86,95%, cao hơn 8,29% so với cùng kỳ.

Dự báo về những thuận lợi:

- Kế thừa những thành quả trong triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016 - 2020 với nền tảng nông nghiệp cơ bản về hạ tầng, giải pháp sản xuất và nhân lực thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sự năng động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý điều hành; sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Tỉnh.

- Các cơng trình trọng điểm của Trung ương và tỉnh đã đầu tư hoàn thành (cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống và hệ thống kết nối 02 cầu), đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa.

- Môi trường đầu tư, kinh doanh của địa phương được cải thiện đáng kể; quan hệ hợp tác, liên kết phát triển của địa phương với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước đang trên đà mở rộng, tạo ra nhiều triển vọng mới, nhất là với các đối tác Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc,…

- Việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 đang được tỉnh quan tâm khuyến khích ứng dụng trong nơng nghiệp.

Dự báo về những khó khăn:

- Chuyển đởi mơ hình phát triển kinh tế nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu cần có nguồn lực đầu tư lớn (nhân lực, cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ,…) và thời gian thích ứng của nơng dân, doanh nghiệp trong q trình chuyển đởi.

- Cơng nghiệp chiếm tỷ trọng cịn thấp trong cơ cấu kinh tế, sức hút đầu tư của các khu, cụm cơng nghiệp cịn hạn chế, chưa thu hút được các ngành có hàm lượng công nghệ cao, chủ yếu tập trung phát triển một số nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thế mạnh, sản phẩm công nghiệp chưa đa dạng, tính bền vững chưa cao.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng so với yêu cầu phát triển. Liên kết vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả không cao.

- Nguồn lực của Tỉnh còn hạn chế, còn dựa vào sự hỗ trợ từ Trung ương, huy động vốn vốn đầu tư từ các khu vực ngoài Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội:

- Tăng trưởng kinh tế trong nước ổn định, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh và hiệu

- Với định hướng liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười… sẽ tạo cơ hội cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm mang tính chất vùng, hạ tầng giao thông vùng sẽ phát triển đồng bộ. - Trung ương sẽ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển vào chiều sâu và toàn diện hơn.

- Một số cơng trình hạ tầng trọng điểm về giao thơng được Trung ương đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ mở ra nhiều kết nối, tạo sức bật chung cho nền kinh tế, nhất là lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư.

- Cùng việc hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là các Hiệp định song phương, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) và một số đối tác khác sẽ mở ra những thuận lợi, cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng (da giày, dệt may, thủy sản chế biến, gạo,…), tham gia gia sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu.

- Những cơng nghệ và luồng đầu tư mới sẽ ngày càng mạnh mẽ; cuộc cách mạng về khoa học - công nghệ đang diễn ra trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ sinh học...sẽ là cơ hội để Đồng Tháp tiếp nhận những công nghệ mới, thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sự cạnh tranh của sản phẩm.

Thách thức:

- Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, bất thường, kèm theo thiên tai, dịch bệnh, tình trạng sạt lở bờ sơng có khả năng tăng lên … là những thách thức lớn cho phát triển sản xuất và đời sống người dân.

- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội nhưng cũng đan xen những thách thức về cạnh tranh, hàng rào kỹ thuật trong thương mại khắt khe hơn; các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: EVFTA và CPTPP yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.

- Xu hướng phát triển khoa học - công nghệ yêu cầu phải xây dựng được tiềm lực để tiếp nhận và ứng khoa học - công nghệ phù hợp vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

- Tư duy quản lý, phương pháp điều hành của một số cơ quan, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập, chất lượng ng̀n nhân lực cịn hạn chế.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động kinh tế. Dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 4,9% trong năm 2020, và tốc độ hời phục nền kinh tế cịn tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh.

3.1.2. Cơ sở pháp lý

Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-HĐTV-TĐTT ngày 05/5/2014 của Hội đờng Thành viên Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc ban hành Bộ Tài liệu Văn hóa VNPT, Tởng Giám đốc Tập đồn và Ban thường vụ Cơng đồn Bưu điện Việt Nam yêu cầu Thủ trưởng chuyên môn, Ban Chấp hành Cơng đồn các đơn vị dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Quán triệt tới toàn thể CBCNV, đoàn viên cơng đồn của đơn vị về ý nghĩa, tầm quan trọng của Văn hóa VNPT, có trách nhiệm tuân thủ và tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng Văn hóa VNPT do Tập đoàn phát động, nhằm tạo ra bản sắc riêng của VNPT theo hướng: “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả”, tạo ra sự đờng lịng của Lãnh đạo, nhân viên để cùng nhau phấn đấu vì một VNPT phát triển nhanh, vượt trội, bền vững.

2. Giao Giám đốc và Chủ tịch Cơng đồn các đơn vị tở chức phở biến, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết; chịu trách nhiệm giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân tích cực triển khai Văn hóa VNPT, đờng thời có các hình thức xử lý các tập thể, cá nhân chưa tích cực thực hiện Văn hóa VNPT.

3. Sử dụng thống nhất Bộ Tài liệu Văn hóa VNPT trong công tác truyền thông, đào tạo, tuyển dụng, thi chuyển chức danh, nâng bậc nghề, nhập ngành, các cuộc thi và các sự kiện khác...

4. Trên cơ sở nội dung của Bộ Tài liệu Văn hóa VNPT, Thủ trưởng chuyên môn và Ban chấp hành Cơng đồn các đơn vị chủ động chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng quy tắc ứng xử cho phù hợp với bản sắc văn hóa vùng, miền, địa phương và đặc thù của đơn vị, làm phong phú thêm Văn hóa VNPT.

5. Ban đề án xây dựng văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn và Thủ trưởng chuyên mơn, Ban chấp hành Cơng đồn các đơn vị tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các giá trị văn hóa mới phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn.

Kết quả thực hiện Văn hóa VNPT được xem xét, đánh giá vào thành tích thi đua tồn diện về chun mơn và thành tích hoạt động cơng đồn của cá nhân và tập thể các đơn vị.

Tổng Giám đốc và Ban Thường vụ Cơng đồn BĐVN giao Ban Thi đua - Truyền thống Tập đồn và Ban Tun giáo Cơng đồn BĐVN xây dựng các tiêu chí bình xét, theo dõi việc triển khai thực hiện, kiểm tra đôn đốc và chủ động đề xuất các giải pháp hoạt động phù hợp để Văn hóa VNPT thấm tới từng người lao động. Hàng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện và đề xuất các hình thức tơn vinh khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện Văn hóa VNPT.

3.1.3. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển VHDN của VNPT Đồng Tháp

Quan điểm:

VNPT Đồng Tháp hướng hoạt động của mình theo một chuẩn mực để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra một cách nhanh nhất. Theo đó, VNPT Đồng Tháp luôn định hướng trở thành một trong những đơn vị năng động và hiệu quả nhất trong VNPT, từ đó đã hình thành các quan điểm phát triển VHDN trong tương lai như sau:

Một là, tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị VHDN truyền thống đã tạo nên thành công của VNPT Đồng Tháp trong thời gian qua. Trong giai đoạn này, các giá trị VHDN đó vẫn cần được duy trì, củng cố và phát huy.

Hai là, bổ sung thêm các giá trị VHDN mới nhằm điều chỉnh theo xu hướng phát huy những đặc thù riêng của VNPT Đồng Tháp: có khả năng tự hoàn thiện để thích nghi với mơi trường biến động; phối hợp hài hịa các đặc thù riêng của VNPT Đồng Tháp với VHDN Ngành theo định hướng chung; khuyến khích, động viên người lao động hướng đến những hành vi mới.

Ba là, thấu hiểu và truyền đạt các giá trị cốt lõi đến tồn thể người lao động của VNPT Đờng Tháp: thông qua việc phát triển VHDN, VNPT Đồng Tháp định hướng và điều chỉnh tư duy, suy nghĩ và hành động của người lao động. Quy mô của VNPT Đờng Tháp ngày càng lớn mạnh, vai trị của VHDN càng trở nên quan trọng hơn, VHDN trở thành chất kết dính của toàn bộ hệ thống trong đơn vị.

Bốn là, phát triển VHDN VNPT Đồng Tháp trở thành một tài sản thật sự trong quá trình hoạt động với nhiều yếu tố cạnh tranh: VHDN chính là một trong những yếu tố cơ bản để xây dựng, phát triển, quảng bá và bảo vệ thương hiệu VNPT nói chung, VNPT Đồng Tháp nói riêng. Khi công nghệ đã toàn cầu hóa, cạnh tranh về giá khơng cịn là vấn đề hàng đầu thì chính VHDN sẽ là nhân tố quyết định nên thành công.

Năm là, xây dựng một môi trường VHDN lành mạnh và trong sạch, phát triển VHDN hướng vào con người: con người ở đây khơng chỉ là khách hàng, đối tác mà cịn là người lao động của đơn vị, những người đã và đang tham gia vào hoạt động SXKD. Việc phát triển VHDN hướng vào con người trước hết phải xuất phát từ trong nội bộ của VNPT Đồng Tháp.

Sáu là, phát triển VHDN trên cơ sở tiếp tục đề cao các giá trị đạo đức, định ra các giá trị đạo đức đang theo đuổi. Trong đó, đề cao giáo dục người lao động về các giá trị đạo đức như: tín, trung, liêm, minh…

Bảy là, phát triển một nền VHDN trên cơ sở mang tính sáng tạo và tính thích nghi cao, hướng vào khách hàng và cạnh tranh.

Định hướng và mục tiêu phát triển VHDN của Tập đồn và VNPT Đờng Tháp: - Định hướng và mục tiêu của Tập đoàn:

Thứ nhất xây dựng VNPT hiện đại, rộng khắp về mạng lưới, tiên tiến về công nghệ, đa dạng về dịch vụ, linh hoạt trong quản lý, bảo đảm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước. Phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội...

Thứ hai, VNPT sẽ tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT đồng tháp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)