Phƣơng pháp STPT dựa trên thuật toán Fuzzy – AHP và mạng nơ-ron

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sa thải phụ tải áp dụng mạng nơron, thuật toán AHP và fuzzy logic (Trang 70 - 72)

Trong phần này của luận văn tập trung chủ yếu 3 khía cạnh của việc sa thải phụ tải, đó là thời điểm sa thải, lượng công suất sa thải và vị trí tải sa thải.

- Thời điểm sa thải:

Các dữ liệu của hệ thống sẽ được gửi về trung tâm điều khiển, việc đo tần số hệ thống sẽ được tiến hành, nếu góc lệch roto dưới 1800 và tần số hệ thống nằm trong khoảng cho phép 59,7Hz ≤ f ≤ 60,3Hz (60±0,3 Hz) thì hệ thống ổn định, trường hợp ngược lại, nếu góc roto >1800 hoặc tần số hệ thống nằm ngồi khoảng an tồn thì sẽ bắt đầu chương trình sa thải, hàm nơ-ron được kích hoạt để nhận dạng được máy phát nào bị sự cố và thứ tự sa thải.

Thời gian tối ưu sa thải được tính tốn sau thời điểm xảy ra sự cố là 300ms. Thời gian này bao gồm: thời gian đo lường và thu thập dữ liệu, thời gian truyền dữ liệu đi - về, thời gian xử lý dữ liệu và thời gian để tác động trip máy cắt kể từ khi nhận được tín hiệu cắt.

- Lượng sa thải:

Căn cứ vào kết cấu lưới điện và kinh nghiệm của nhà vận hành hệ thống, xây dựng tất cả các kịch bản sự cố có thể xảy.

Sau khi có được danh sách thứ tự sa thải ứng với mỗi trường hợp máy phát bị sự cố, sử dụng phần mềm PowerWorld để tiến hành mô phỏng offline sa thải cho từng máy phát bị sự cố tương ứng với nhiều mức tải khác nhau, mỗi bước tải là 1%. Như vậy, có tổng cộng 41 mức tải từ 60% đến 100%. Ở đây ta không xem xét những trường hợp trên 100% tải vì trong thực tế vận hành khơng (hiếm khi) xảy ra.

Tiến hành sa thải và quan sát đồ thị góc roto và tần số: Thực hiện sa thải lần lượt cho tới khi nào thỏa mãn điều kiện ổn định: các giá trị góc rotor, tần số, điện áp các bus của hệ thống nằm trong giới hạn cho phép thì dừng lại.

Từ đó, ứng với mỗi trường hợp sự cố, nhận được số lượng sa thải tương ứng với trường hợp đó. Dữ liệu sự cố thu thập về sẽ tương ứng với một số lượng sa thải từ hàm nơ-ron đã huấn luyện.

- Vị trí sa thải:

Sử dụng thuật tốn Fuzzy - AHP, phân chia các khu vực tải và xác định trọng số quan trọng của phụ tải và đưa ra trình tự sa thải. Căn cứ vào trình tự sa thải để thực hiện sa thải.

Hình 3.1. Quy trình STPT online

Trong lưu đồ này, có thể bổ sung thêm tính quan trọng của người vận hành hệ thống và tránh trường hợp cảnh báo nhầm đưa đến sa thải tải hàng loạt. Nghĩa là trước khi thực hiện sa thải, chương trình phải đưa ra cảnh báo, phát tín hiệu cảnh báo, đề xuất danh sách sa thải và chờ ý kiến của người người điều hành. Nếu người

Thu thập dữ liệu từ hệ thống đo lường

Dữ liệu đưa vào phần mềm có hàm nơ-ron đã được huấn luyện để nhận dạng sự cố và thứ tự ST. 59,7Hz ≤ f ≤ 60,3Hz và góc lệch ≤ 1800 Máy phát bị sự cố: Tên MP, vị trí. Sai Đúng Thứ tự tải sa thải: Load 1  Load 2  … Load n Ổn định Bắt đầu

điều hành thống nhất thì quá trình sa thải lập tức được thực thi.

Như đã trình bày ở phần đầu tiên, quá trình sa thải cần phải được thực hiện trong thời gian rất ngắn (tính bằng ms) để đảm bảo hệ thống vận hành được an toàn. Ở đây, có thể đưa thêm tùy chọn chức năng MANUAL hoặc AUTO. Nếu chương trình vận hành đủ tin cậy thì có thể để ở chế độ AUTO. Khi có sự cố xảy ra, quá trình sa thải tự động được thực hiện và kết quả được đưa về cho người điều hành theo dõi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sa thải phụ tải áp dụng mạng nơron, thuật toán AHP và fuzzy logic (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)