Về tuổi và giới:

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân đa u tuỷ xương bằng phác đồ mpt tại khoa huyết học truyền máu bv bạch mai (Trang 25 - 26)

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam Theo các nghiên cứu trên thế giới về đa u tuỷ xương thì tỷ lệ nam/ nữ là 6,9/4,9 [8]. Theo nghiên cứu của Võ Thị Thanh Bình và Nguyễn Thị Hà thì tỷ lệ này xấp xỉ là 1/1 [1] [4]. Như vậy nhóm nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt. Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ MPT nên có lẽ tỷ lệ này không đại diện chung cho bệnh nhân đa u tuỷ xương.

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 61,65. Theo nghiên cứu của Ferlay J và Ries LAG (2004) thì bệnh nhân đa u tuỷ xương chủ yếu là lớn tuổi: 35% dưới 65 tuổi, 28% từ 65 đến 74 tuổi và 37% trên 75 tuổi [7] [13]. Bệnh đa u tuỷ xương chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Do vậy việc nghiên cứu các phác đồ điều trị ít độc tính càng trở nên thiết yếu.

4.1.2. Về phân loại và giai đoạn của nhóm nghiên cứu:

Về phân loại theo týp Ig, đa số bệnh nhân của chúng tôi là týp IgG (55%), một số thuộc týp IgA (16%) và tỷ lệ chuỗi nhẹ khá cao (28%). Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới: đa u tuỷ xương gặp chủ yếu týp IgG. Theo nghiên cứu của P Kettle trên 69 bệnh nhân thấy tỷ lệ IgG là 58%, IgA là 22%, chuỗi nhẹ là 19% và không tiết là 1% [8].

Về phân chia giai đoạn theo ISS, 74% bệnh nhân của chúng tôi ở giai đoạn III với tình trạng giảm albumin nặng, beta 2 microglobulin và Ig tăng cao. Theo nghiên cứu của P Kettle và cộng sự trên 69 bệnh nhân đa u tuỷ xương (năm 1993) thì có 26 bệnh nhân ở giai đoạn I (chiếm 38%), 16 bệnh nhân ở giai đoạn II (chiếm 23%) và chỉ có 27 bệnh nhân ở giai đoạn III (chiếm 39%) [8]. Như vậy ở Việt nam các bệnh nhân thường đến ở giai đoạn

muộn, khi các triệu chứng đã phát triển khiến cho quá trình điều trị càng trở nên khó khăn. Hiện nay trên thế giới sử dụng phân giai đoạn theo ISS dựa trên albumin và β2 microglobulin có ý nghĩa trong tiên lượng bệnh nhân. 4.2. Về kết quả điều trị

4.2.2. Về diễn biến một số triệu chứng lâm sàng sau các đợt điều trị:

Về triệu chứng thiếu máu, theo bảng 3.3. hầu hết bệnh nhân trước điều trị đều có thiếu máu (90%). Đây cũng là một trong những biểu hiện lâm sàng thường gặp ở đa u tuỷ xương. Theo nghiên cứu P Kettle có 36% số bệnh nhân trước điều trị có Hemoglobin dưới 100g/l [8]. Theo Konrad C có 65% bệnh nhân đa u tuỷ xương có hemoglobin dưới 120 g/l [9]. So sánh các tỷ lệ này chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân đa u tuỷ xương ở Việt nam nhập viện khi bệnh đã tiến triển nặng là rất cao. Theo bảng 3.3 diễn biến bệnh nhân khá khả quan sau các đợt điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu sau 4 đợt điều trị giảm xuống còn 60% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Theo bảng 3.4 tỷ lệ đau xương trước đợt điều trị là khá cao (80%). Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Konrad C thì tỷ lệ đau xương ở bệnh nhân đa u tuỷ xương là 58% [9]. Cũng theo bảng 3.4 tỷ lệ đau xương ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi giảm dần theo từng đợt điều trị, đặc biệt giảm đáng kể sau đợt điều trị thứ 2 (52%) với p<0,05 có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả này cũng góp phần đánh giá hiệu quả đáng kể của phác đồ điều trị.

Một phần của tài liệu bước đầu nghiên cứu điều trị bệnh nhân đa u tuỷ xương bằng phác đồ mpt tại khoa huyết học truyền máu bv bạch mai (Trang 25 - 26)